Lý thuyết cầu xoay chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường điện - điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 56 - 57)

4.1.1. Cầu đo dòng xoay chiều

Các cầu dòng xoay chiều là loại dựa trên cầu đơn dùng để đo điện cảm, đo điện dung , góc tổn hao tg và hệ số phẩm chất Q của cuộn dây. Nguồn cung cấp cho mạch cầu một nguồn điện xoay chiều có tần số 50 Hz hoặc tần số âm tần và cao tần lấy từ một máy phát tần số. Chỉ thị 0 là một dụng cụ xoay chiều như điện kế điện tử, máy hiện sóng

Với một cầu dòng xoay chiều, điều kiện cân bằng phải đạt được hai thành phần đó là cân bằng về biên độ và cân bằng về pha. Mạch tổng quát của mạch cầu dòng xoay chiều .

Hình 4.1. Cầu đo dòng xoay chiều

Trong đó Z1 , Z2 , Z3 , Z4 là các tổng trở. Khi cân bằng ta có: UZ1 = UZ2 và UZ3 = UZ4 Do đó :

i1.Z1 = i2.Z2 (1) i1.Z3 = i2.Z4 (2)

56 4 2 2 2 3 1 1 1 . . . . Z i Z i Z i Z i  3 2 4 1.Z Z .Z Z  

Vì Z = R + j.X nên để cầu cân bằng thì : R1.R4 = R2.R3

X1.X4 = X2.X3

4.1.2. Dụng cụ chỉ 0 (Zero) dùng cho cầu xoay chiều

Các dụng cụ chỉ 0 dùng cho cầu xoay chiều có thể thực hiện nhờ một điện kế từ điện chỉnh lưu như hình vẽ:

Hình 4.2. Dụng cụ chỉ 0 (Zero) dùng cho cầu xoay chiều

Trong đó hình a là một điện kế từ điện chỉnh lưu và hình b sử dụng thêm bộ khuếch đại để tăng độ nhạy cho chỉ thị.

Giới hạn tần số cho phép của cầu từ 20Hz  1 MHz.

Với các tần số thay đổi trong một giải rộng như vậy, máy hiện sóng điện tử là bộ chỉ báo mức không tốt nhất vì có thể quan sát để điều chỉnh cân bằng cầu tới mức đạt tối đa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường điện - điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)