Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ thuật xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học cơ sở (Trang 36 - 45)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

RÈN LUYỆN KĨ THUẬT XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức.

– Nắm được cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. – Vận dụng kiến thức về kiểu bài vào phân tích văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng.

– Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. – Hiểu, mở rộng, viết đoạn văn nghị luận XH một cách hấp dẫn sáng tạo.

3. Thái độ.

– Giáo dục HS có nhận thức, tư tưởng và hành động đúng đắn trước các hiện tượng đời sống thường ngày.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Chuẩn bị tài liệu sưu tầm, bài giảng, phiếu học tập và công cụ đánh giá, máy chiếu, …

2. chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị sách vở, bút.

- Chuẩn bị bài học trước ở nhà

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến Hoạt động 1: Khởi động: Giáo viên chiếu đoạn video về các

hiện tượng được quan tâm trong đời sống xã hội đó và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.

– Bạo lực học đường

– Nghiện điện thoại thông minh – Sống ảo

– An toàn giao thông

– hiến máu nhân đạo, mùa hè tình nguyện

(1)Bạn hãy cho biết đoạn video trên phản ánh những hiện

tượng nào trong đời sống xã hội?

(2) Hãy phân loại: hiện tượng tiêu cực / tích cực từ ví dụ trên Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và định hướng cho học sinh.

Giáo viên dẫn dắt vào bài:

Trong cuộc sống hiện nay, có vô vàn những sự việc ,hiện tượng đáng bàn luận và suy ngẫm. Và câu chiếm 2 điểm trong đề thi vào trường THPT 1à đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ.

-Nêu lên được một

số hiện tượng có trong đời sống.

- Biết được một số dấu hiện nhận biết về hiện tượng đời sống. - Cách phân biệt hiện tượng tiêu cực và tích cực.

Tuy nhiên rất nhiều các bạn học sinh lúng túng , chưa biết cách viết được đoạn văn nghị luận này cho hay, cho hợp lý. Bài học hôm nay sẽ giúp các em một số gợi ý để giúp các em ghi điểm và đạt kết quả tốt trong việc viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Hoạt động 2.: Hoạt động hình thành kiến thức

-Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học cho học sinh nắm bắt khái quát.

+Nhắc lại khái quát kiến thức về đoạn văn.

+Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

-Giáo viên tiến hành phát phiếu học tập cho học sinh:

Phiếu học tập số 1

1.Thế nào là đoạn văn? Đoạn văn có những đặc điểm gì về nội dung và hình thức?

………. ………. 2: Đoạn văn thường được trình bày theo những kết cấu nào? ………. ………. 3. Những dấu hiệu nhận biết về đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

………. ……….

4. Những thao tác lập luận thường dùng trong văn nghị luận?

………. ……….

-Giáo viên tiến hành nhận xét và sửa lỗi.

Huy động những tri thức liên quan đến Đoạn văn nghị luận xã hội.

Kết quả dự kiến: –Học sinh nêu được

những khái niệm về đoạn văn.

– Đặc điểm: Về nội dung và hình thức. - Các cách trình bày đoạn văn nghị luận xã hội:

– Quy nạp – Diễn dịch – Tổng phân hợp

+ Giáo viên bổ sung: Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200

chữ thì thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn ( tức là không được xuống dòng) dụng lượng hợp ly nhất là khoảng 2/3 tờ giấy thi,tương đương khoảng 20 dòng viết tay.

–Nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp. Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân(nhóm) trả lời các câu hỏi sau:

(1). Đối tượng của đoạn văn nghị luận xã hội là ai? (2). Những lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội? (3). Bố cục của bài viết gồm mấy phần?

(4) Thao tác lập luận? - Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

-Xây dựng thành đoạn văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống.

-Cần kết bài như thế nào? Ghi nhanh ra giấy một kết bài của em.

- Kĩ năng viết đoạn văn NLXH về hiện tượng đời sống a. Mở đoạn:

Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân đoạn:

– Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng – Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh – Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại – hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)

–Giải pháp phát huy

(nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực) – Rút ra bài học về nhận thức, hành động

cho bản thân

c. Kết đoạn: Bày tỏ

ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội

Hoạt động 3: Tổ chức thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

- Giáo viên phát phiếu học tập cho Hs (câu chuyện về sống ảo)

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề: + Kiểu bài:

+ Thao tác LL: GT, CM, PT, BL + Phạm vi tư liệu:

HĐ cá nhân, trình bày chia sẻ GV chốt

– Giaso viên yêu cầu Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện, rèn

kĩ năng lập dàn ý cho đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi

Lập dàn ý: a. Mở đoạn:

– Hiện tượng sống ảo

trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

b. Thân đoạn:

–Giải thích: sống ảo là cuộc sống khác của một con người, một cuộc sống tồn tại trên các mạng xã hôi; không đúng với hoàn cảnh ngoài đời… – Thực trạng: Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động đều tự gắn chặt với thế giới số.

– Nguyên nhân: Sự phát triển mạnh mẽ của thế giới số; cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con

chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt dứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.

76 – 77 NXB Hội Nhà văn, 2016)

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay được đề cập đến trong phần đọc hiểu .

người dễ bị cuốn hút về phía ấy…

– Hậu quả: Họ không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… họ tự cô lập mình với thế giới thực, nhiều hậu quả đau lòng có thể nảy sinh từ đây….

– Giải pháp:

+ Con người hòa nhập vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho cuộc sống con người thực sự có ý nghĩa hơn…. + Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó…. c. Kết đoạn: Khái

quát lại về hiện tượng, suy nghĩ của người viết

Hoạt động 4: Sửa chữa đoạn văn

- Giáo viên tiến hành yêu cầu học sinh trả lời:

Câu chủ đề đã đúng ý chưa? Đã rõ ràng và trực tiếp các ý cần diễn đạt chưa?

Các câu triển khai đã đúng tính chất làm rõ chủ đề chưa?Đoạn văn có phân tích đúng chủ đề chưa?

Các lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu?

Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của quá trình sữa lỗi đoạn văn nói riêng và bài viết chung.

*Hoạt động 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các hiện tượng khác trong đời sống: hiện tượng lãng phí; Ô nhiễm môi trường; Hoạt động từ thiện; Sống ảo…

- Giáo viên phát phiếu công cụ đánh giá quá trình học tập cho học sinh và tiến hành củng cổ kiến thức.

Cuối cùng, giáo viên tiến hành chốt lại những kiến thức, yêu cầu cơ bản của một đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

KẾT LUẬN

Để rèn luyện học sinh làm tốt đoạn văn nghị luận xã hội, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số kĩ thuật xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội như trên, với mong muốn giúp các em có một cái nhìn và cách sống toàn diện hơn. Không chỉ học để nắm tốt

các bài giảng trên lớp mà các em còn biết vận dụng vào thực tế đời sống, biết chuyển lí thuyết thành việc làm, hành động cụ thể. Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống; biết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn; có tinh thần tự học để thành công trong cuộc sống và biết cách bảo vệ môi trường sống xung quanh...Phù hợp chung với xu thế xã hội và cũng là mục tiêu mà Đảng đã đề cập ở Nghị Quyết TW8 khoá XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện ... đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học...”. Trong đó phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học để làm cho văn học không xa rời thực tiễn cuộc sống. Theo xu hướng đổi mới chung của giáo dục để áp dụng vào từng môn học cụ thể, bản thân tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn là một vấn đề đáng được quan tâm. Vì nghị luận xã hội là một dạng văn còn mới và khó với học sinh Trung học cơ sở. Mặc dù tiết dạy cũng như số điểm trong bài thi không nhiều nhưng cũng là phần quan trọng, giúp học sinh có những hiểu biết về đời sống để vận dụng thi vào Trung học phổ thông rồi sau này thi tốt nghiệp, thi vào Đại học đều có kiểu nghị luận này. Theo tôi đó là cách tốt nhất để đánh giá lực học của học sinh. Buộc các em phải có cái nhìn khác về văn, về cuộc sống, giúp các em biết quan tâm, đến đời sống xung quanh, biết nhìn nhận sự việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lí làm người.

Những kĩ thuật rèn luyện xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội sẽ góp phần giúp các em học sinh có được những kĩ năng cho riêng mình( đặc biệt là học sinh học lực trung bình). Khi các em có được những kĩ năng viết được đoạn văn thành thạo cũng sẽ giúp các em viết tốt trong bộ môn viết nói chung khác. Từ đó, hình thành ở các em học sinh các kĩ năng để viết những bài viết nghị luận hay trong thơ và các tác phẩm văn học theo cấu trúc phân đoạn một cách rõ ràng và logic.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo án ôn tập : Viết đoạn văn NLXH 200 chữ, Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống(Vận dụng mô hình trường học mới), Học Ngữ

văn,nguồn:https://hocnguvan.net/giao-an-on-tap-viet-doa%CC%A3n-van-nlxh- 200-chu, ngày truy cập: 18-6-2021.

2. Học Ngữ văn(2017),Giáo án theo định hướng phát triển năng lực: Bài Nghị luận xã hội, Nguồn:https://hocnguvan.net/giao-an-theo-dinh-huong-phat-trien- nang-luc-bai-nghi-luan-xa-hoi-2, ngày 18-6-2021.

3. Ngô Thị Diễm Châu(2013).Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12,Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng.

4. Nguyễn Duy Đức(2018).Vai trò của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, Chuyên đề giáo dục,Trường tiểu học Phù Đổng.

5. Nguyễn Quang Ninh(1993).150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn,Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Quang Ninh(2012). Kĩ năng văn nghị luận,Tập bài giảng,Khoa Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Duyên(2014).Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng,Sáng kiến kinh nghiệm,Trường Trung học cơ sở Đức Lân.

8. Nguyễn Thị Ly Na(2008).Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn,Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thu Lý-Tổ văn(2019).Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bài thi trung học phổ thông quốc gia,Trường THPT Tiên Lữ.

10. Nguyễn Lê Hải Thanh(2009).Rèn kĩ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh Trung học Phổ thông,Luận văn Thạc sĩ giáo dục học,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Xoan(2012).Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận lớp 10 trung học phổ thông,Luận văn Thạc sĩ sư phạm Ngữ văn,Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trường THCS Tân Mai(2019). Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài giải pháp giúp học sinh biết viết văn nghị luận xã hội, Cổng thông tin điện tử quận Hoàng Mai,https://hoangmai.hanoi.gov.vn/cong-doan/-/view_content/4669428-truong- thcs-tan-mai-mot-vai-giai-phap-giup-hoc-sinh-biet-viet-van-nghi-luan-xa- hoi.html, truy cập ngày:16-6-2021.

13. Trương Thị Trinh(2017).Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) cho học sinh lớp 12A2 Trường THPT Quan Sơn 2 trong kì thi THPT Quốc gia,Sáng kiến kinh nghiệm.

14. Trịnh Văn Huy(2020). Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo hướng mở,Báo văn nghệ số 12/2020.

15. Trần Thị Thu Hương(2018).Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh lớp 8,Phòng Giáo dục và Đào tạo thành Phố Vĩnh Yên,Trường Trung học cơ sở Tích Sơn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ thuật xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học cơ sở (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w