3. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.3. So sánh chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và
và phương tiện truyền thông đại chúng
Qua sự phân tích ở trên, chúng ta đã nhìn nhận ra vấn đề môi trường xã hội hóa chính trị nào trong 3 môi trường trên đóng vai trò lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Nhìn từ góc độ phạm vi ảnh hưởng, số lượng các thành viên được xã hội hóa thì môi trường nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xã hội hóa chính trị cá nhân. Gia đình và nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa chính trị cá nhân, bởi vì:
Về gia đình:
- Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Đối với hầu hết các cá nhân,gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ đưa trẻ em đến với thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội. Nhiều nhà xã hội học cho rằng các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều được gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một phần trong khái niệm cái tôi của trẻ. Trước khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. Trong quá trình trưởng thành, vị trí nắm bắt được này có thể được cá nhân tìm cách thay đổi nhưng dù sao chăng nữa, cá nhân đó
phải giải quyết nó. Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh
ra của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính, trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần mạnh mẽ, dũng cảm..., con gái cần dịu dàng Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những
chức năng quan trọng nhất của gia đình…Tuy nhiên khi xét chức năng của gia đình tới việc xã hội hóa chính trị ở việt nam hiện nay thì chức năng xã hội hóa chính trị cho các thành viên xã hội của gia đình còn khá mờ nhạt, hay những trường hợp được xã hội hóa chính trị còn hạn chế, cá nhân chỉ được xã hội hóa chính trị trong những gia đình có bố mẹ, hay anh chị làm các công việc trong bộ máy chính quyền, các công việc liên quan đến chính trị nhưng xã hội chỉ có một phần rất nhỏ những người có được những công việc ấy. Mặt khác đa số người dân việt nam là nông dân, công nhân và chủ yếu họ còn thiếu nhận thức của bản thân về chính trị và cả sự giáo dục chính trị cho con cái. Trách nhiệm của họ đối với chính trị còn hạn chế do thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực này.4
Về nhà trường:
- Mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức về chính trị, thái độ chính trị, hành vi chính trị…) của cá nhân.
- Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường về lĩnh vực chính trị đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học.
- Môi trường văn hóa - sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học. Đội ngũ nhà giáo được đào tạo,
4Nguyễn Văn Định, “ Phân tích và so sánh chức năng xã hội hóa của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng”, https://www.tailieudaihoc.com/doc/168731.html.
bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quá trình xã hội hóa chính trị cho cá nhân theo chiều hướng tích cực.
- Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục,xã hội hóa chính trị cho cá nhân. Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa chính trị cho cá nhân.
Nếu để sắp xếp trật tự môi trường xã hội hóa chính trị theo mức độ quan trọng trong việc xã hội hóa chính trị cho cá nhân trong xã hội thì tôi sẽ lựa chọn phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng quan trọng thứ 2 sau nhà trường. Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày một phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng ngày một hiện đại, kỹ thuật cao có khả năng truyền tải nhiều thông tin ở tất cả các lĩnh vực tới người dân, vì thế phương tiện truyền thông là một kênh quan trọng trong việc truyền tải thông tin chính trị đến con người. Là nguồn thông tin chính trị đa dạng, phong phú để các bạn đọc học tập và tìm hiểu. Do mọi người có thể tiếp cận nên hiệu quả truyền thông khá cao. Tuy nhiên, vì không được giải thích về vấn đề nên đôi khi gây ra sự hiểu lầm.thông tin mang tính hai chiều nên kết quả xã hội hóa chính trị của phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc vào mức độ nhận thức của người đọc, sự tự hiểu biết của họ về vấn để đấy từ đó hình thành hành vi tích cực hay tiêu cực về chính trị. Môi trường gia đình tuy là môi trường xã hội hóa cơ bản nhất của mọi cá nhân, tuy nhiên khi nói về chức năng xã hội hóa chính trị cho cá nhân thì hiện nay ở nước ta gia đình vẫn chưa có nhiều đóng góp trong việc giáo dục chính trị cho cá nhân. Vì chức năng giáo dục chính trị trong gia đình chỉ giới hạn ở những gia đình có truyền thống làm chính trị. Đôi khi xã hội hóa chính trị trong những gia
đình còn hạn chế do kiến thức chính trị của bố mẹ còn hạn chế dẫn đến cá nhân hiểu sai lệch về vấn đề chính
trị Chính vì một số lý do ấy mà trong gia đình cá nhân còn chưa được học hỏi những kiến thức chính trị chính xác và đa dạng nhất. Từ những vấn đề trên tôi xin được đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp, với mong muốn củng cố chức năng giáo dục của phương tiện truyền thông đại chúng và gia đình nhằm tạo cho cá nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với chính trị nước nhà, củng cố kiến thức liên quan đến chính trị của mình.
Nhà trường vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận cũng như thực tiễn. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Học tập, thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những chân lý đó sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin và sức mạnh để sống, lao động, chiến đấu và cống hiến theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thầy giáo, cô giáo và các lực lượng giáo dục cần vận dụng sáng tạo tư tưởng về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ vào công tác giáo dục cụ thể, góp phần đào tạo nên những con người tốt, những công dân tốt cho nước nhà, xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Về Truyền thông đại chúng
- Khái niệm “truyền thông đại chúng” chủ yếu dùng để chỉ quá trình giao tiếp, thông tin trên quy mô rộng lớn, đại chúng cả về nội dung bản tin, nguồn phát, truyền tin và người tiếp nhận, sử dụng thông tin. Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những tiến bộ kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để thực hiện sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí, và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dù bằng báo chí, truyền thanh, truyền hình, sách, báo…”5
- Truyền thông đại chúng là một cách truyền tín hiệu bằng radio, internet hay tivi tới một đại chúng (thính giả, độc giả hay khán giả). Xã hội hóa vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một đề tài khá mới ở Việt Nam. Mặc dù vậy nó lại có một nền tảng khá vững vàng bởi có những tác phẩm nghiên cứu về giới và truyền hình, nhưng đa số vẫn là các nghiên cứu ở nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nhóm chúng tôi cũng đã tiếp cận với một số tác phẩm liên quan đến vấn đề về giới, vai trò giới và truyền thông6.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Nhà trường vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận cũng như thực tiễn. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Học tập, thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những chân lý đó sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin và sức mạnh để sống, lao động, chiến đấu và cống hiến theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Các thầy giáo, cô giáo và các lực lượng giáo dục cần vận dụng sáng tạo tư tưởng về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ vào công tác giáo dục cụ thể, góp phần đào tạo nên những con người tốt, những công dân tốt cho nước nhà, xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Phần nội dung của tiểu luận đã làm rõ cho chúng ta về các khái niệm về xã hội hóa cá nhân, các yếu tố tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân. Và đặc biệt đi sâu và làm rõ yếu tố môi trường nhà trường trong quá trình xã hội hóa cá nhân cũng như vai trò của môi trường đó.
Nhóm tác giả hy vọng qua đề tài này sẽ giúp mọi người, đặc biệt là sinh viên chúng ta có sự hiểu hơn về những nội dung mà nhóm tác giả đề cập ở trên. Có cái nhìn nhận rõ ràng hơn về vai trò của nhà trường đối với sự phát triển của cá nhân, từ đó hết mình khai thác những giá trị mà môi trường nhà trường đem lại.
Lời cuối cùng, nhóm tác giả gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Như Thúy đã cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học nói chung và xã hội hóa nói riêng giúp nhóm hoàn thành tốt đề tài này, nhóm tác giả xin chân trọng cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lưu Hà Chi (08/05/2020). Khái niệm xã hội hóa và các tác nhân xã hội hóa, Luận Văn Viện, https://luanvanviet.com/xa-hoi-hoa-la-gi/.
[2]Hồ Chí Minh (1947). Đời sống mới.
[3] Tạ Minh (2007). Xã hội học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. [4] Bùi Quang Thắng (2008). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. Nxb Khoa học xã hội.
[5] ThS. Nguyễn Thị Như Thúy, ThS. Đặng Thị Minh Tuấn (2018). Giáo trình
Nhập môn Xã hội học. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM.
[6] Tony Bilton và các cộng sự, Nhập môn xã hội học, tr.381.
[7] Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, https://khotrithucso.com/doc/p/xa-hoi-hoa-vai-tro-gioi-tren-mot-so-phuong-tien- truyen-215806 )
[8] Nguyễn Văn Định, “ Phân tích và so sánh chức năng xã hội hóa của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng”, https://www.tailieudaihoc.com/doc/168731.html .