Xử lý hình ảnh

Một phần của tài liệu Thiet ke do hoa bai giang VTluu PTLAnh (Trang 33 - 36)

Ngoài những thành phần như màu sắc, ký tự, còn một thành phần nữa cũng hết sức quan trọng và góp mặt trong rất nhiều tác phẩm đồ họa chính là hình ảnh.

Nguồn gốc của hình ảnh là ảnh tự nhiên với sự liên tục về không gian và giá trị độ sáng. Tuy nhiên, những hình ảnh mà con người thấy trên các thiết bị điện tử và sử dụng trong thiết kế đồ họa là dạng ảnh số (ảnh tự nhiên đã được số hóa). Để có thể số hóa ảnh tự nhiên, cần có các bước lấy mẫu và lượng tử hóa. Việc số hóa ảnh là sự biến đổi gần đúng một ảnh liên tục thành một tập điểm phù hợp với ảnh thật về vị trí (không gian) và độ sáng (mức xám). Khoảng cách giữa các điểm ảnh đó được thiết lập sao cho mắt người không phân biệt được ranh giới giữa chúng. Mỗi điểm như vậy gọi là một điểm ảnh (PEL: Picture Element, gọi tắt là pixel).

Số lượng điểm ảnh được hiển thị trên một đơn vị diện tích (mật độ) được gọi là độ phân

giải hình ảnh. Độ phân giải màn hình là số lượng các điểm ảnh hoặc các điểm hiển thị

trên một đơn vị chiều dài trên màn hình thường được đo theo đơn vị điểm/inch. Độ phân giải màn hình phụ thuộc vào kích cỡ màn hình cộng với việc xác lập điểm ảnh. Độ phân giải thông thường của máy tính PC là khoảng 96dpi. Khi độ phân giải hình ảnh cao hơn độ phân giải màn hình, hình ảnh trên màn hình lớn hơn so với kích thước in được xác định. Kích thước tập tin là giá trị được đo theo kilobyte (KB), megabyte (MB), gigabyte (GB). Kích thước tập tin tỷ lệ với các kích thước điểm ảnh, các hình ảnh có nhiều điểm ảnh tạo ra nhiều chi tiết hơn ở kích cỡ in cho trước nhưng đòi hỏi không gian đĩa để lưu trữ và chậm khi hiệu chỉnh hay in.

Các thao tác tiền xử lý cơ bản mà người thiết kế tác động vào ảnh như: tăng cường ảnh, khôi phục ảnh, biến đổi ảnh.

- Tăng cường ảnh là bước quan trọng, tạo tiền đề cho xử lý ảnh. Nó gồm một loạt

các kỹ thuật như: lọc độ tương phản, khử nhiễu, nổi màu… - Khôi phục ảnh: là nhằm loại bỏ các suy giảm trong ảnh.

- Biến đổi ảnh nhằm chuyển đổi sự biểu diễn ảnh từ một không gian ban đầu sang

một không gian khác sao cho việc xử lý được tiện lợi hơn.

Nguồn ảnh mà các nhà thiết kế đồ họa tiếp cận có thể có nhiều cấu trúc khác nhau và các hệ thống phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ họa cũng hỗ trợ đọc và lưu sản phẩm đồ họa dưới các cấu trúc ảnh đó. Có các cấu trúc ảnh như:

- Photoshop (.psd) là dạng thức riêng của Photoshop, cũng là dạng thức tối ưu khi

người thiết kế làm việc trong Photoshop.

- EPS (.eps - dạng tập tin Encapsulated Post Script) là một lựa chọn lý tưởng cho

ảnh nét đen trắng.

- GIF (.gif - Graphics Interchange Format): Dạng thức trao đổi đồ họa và hiển thị

tuyệt vời cho web. Là dạng thức được thiết kế nhằm giảm kích thước tập tin và thời gian truyền tải trên web.

- JPEG (.jpg - Joint Photographic Experts Group) được dùng để hiển thị ảnh chụp

và ảnh tông màu liên tục trong các tài liệu HTML trên World Wide Web và các dịch vụ trực tuyến. Loại định dạng này lưu tập tin mà dữ liệu hình ảnh sẽ bị loại bỏ bớt nhằm giảm kích thước.

- PCX (.pcx) dạng thức được dùng với nền Windows.

- PDF (.pdf - Portable Documents Format): hoạt động kết hợp với phần mềm Acrobat của Adobe, cũng là dạng thức tập tin dùng để sản xuất trang web. - Targe (.tga): dùng cho hệ thống Card Video.

- Tiff (.tif): một dạng thức rất phổ biến dùng trao đổi giữa các ứng dụng và nền máy

tính.

- Png (Portable Network Graphics): một dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén

dữ liệu mới - không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF với một định dạng hình ảnh không đòi hỏi phải có giấy phép sáng chế khi sử dụng.

Tài liệu tham khảo

[1] hppt://www.academia.edu/27714526/Cơ_bản_về_thiết_kế_và_layout/ [2] Thiết kế cho sngười mới bắt đầu (Ebook), Mr.Hùng, ColorME

[3] https://blog.webico.vn/top-10-cach-ket-hop-font-chu-dep-trong-thiet-ke/ [4] https://designervn.net/threads/phan-cap-th-giac-t-chc-ni-dung-giao-din-nguoi-dung- hiu-qua.6835/ [5] https://designervn.net/threads/cach-ap-dung-nguyen-tac-tam-ly-hc-ni-ting-gestalt- vao-thit-k-logo.3960/ [6] https://linhtran201.wordpress.com/2017/06/10/phan-cap-thi-giac-trong-thiet-ke/ [7] https://rgb.vn/ideas/explore/bi-kip-xay-dung-he-thong-phan-cap-thi-giac [8] https://designervn.net/threads/cach-pha-trn-mau-don-gian.7722/ [9] https://designervn.net/threads/nhung-cach-phoi-mau-can-ban-danh-cho- designer.3969/ [10] https://designervn.net/threads/mau-sac-trong-thit-k-kin-thc-co-ban-ma-designer- phai-bit.7346/ [11] https://designervn.net/threads/mau-sac-trong-thit-k-kin-thc-co-ban-ma-designer- phai-bit.7346/

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thiet ke do hoa bai giang VTluu PTLAnh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)