Các lệnh làm việc với lớp

Một phần của tài liệu Giáo trình Autocad (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 75)

6.3.1 Lệnh Layer

Lệnh Layer dùng để đặt lớp mới, chọn lớp hiện hành, đặt màu sắc và kiểu đường nét cho lớp, tắt hoặc mở lớp, khóa hay mở khóa cho lớp, làm đông đặc hay tan đông cho lớp và liệt kê các lớp đã định nghĩa trong bản vẽ.

Nhập lệnh Menu barFormat Trên thanh công cụ

Layer Layer

75

Hình 6.2: Hộp thoại Layer Properties Manager

* Tạo Layer mới.

- Nhấn nút NewHình 6.3trong hộp thoại sẽ xuất hiện ô soạn thảo Layer 2tại cột Name: Nhập tên lớp vào ô soạn thảo. Tên lớp không được dài quá 31 ký tự. Ký tự có thể là số, chữ kể cả các ký tự như _ - ...

Hình 6.3: Hộp thoại Layer Properties Managevới lựa chọn New

Không được có các khoảng trống giữa các ký tự. Số lớp trong bản vẽ không giới hạn (không vượt quá 32767). Tên lớp nên đặt dễ nhớ và theo các tính chất liên quan đến đối tượng lớp đó.

* Tắt, mở Layer (ON/OFF)

Để tắt, mở Layer ta chọn biểu tượng trạng thái ON/OFF. Khi một lớp được tắt thì các đối tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn nếu như tại dòng nhắc ”Select objects:” của lệnh hiệu chỉnh ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng

* Đóng và làm tan băng của một Layer (Freeze/Thaw)

Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả khung nhìn (Viewports) ta chọn biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW. Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn đối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All)

* Khoá và mở khoá cho lớp (Lock/Unlock)

Để khoá và mở khoá cho lớp ta chọn biểu tượng trạng thái

LOCK/UNLOCK. Đối tượng của Layer bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được, tuynhiên chúng vẫn hiển thị trên màn hình và có thể in ra được.

76

* Thay đổi màu của lớp

Ta chọn vào ô màu của lớp, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Select ColorHình 6.4. Trong hộp thoại này ta có thể gán màu cho các lớp đang được chọn. Bảng màu của AutoCAD bao gồm 256 màu được đánh số từ 1 ÷ 256, khi ta chọn màu thì tên số màu xuất hiện tại ô soạn thảo color. Các màu chuẩn từ 1-7, ngoài mã số ta có thể nhập trực tiếp tên màu: 1- Red (đỏ), 2 - Yerlow (vàng), 3 - Green (xanh lá cây), 4 -

Cyan (xanh da trời), 5 - Blue

(xanh lục), 6 – Magenta (tím), 7

Hình 6.4: Chọn màu cho Layer

- White (trắng)

* Gán dạng đường cho lớp

Để gán dạng đường cho lớp xem mục 3.2 * Xoá lớp (Delete)

Ta dễ dàng xoá lớp đã tạo bằng cách chọn lớp và nhấn nút Delete. * Gán lớp hiện hành (Curent)

Ta chọn lớp và nhấn nút Current. Lúc này bên cạnh nút Current sẽ xuất hiện tên lớp hiện hành mà ta vừa chọn. Khi đó các đối tượng mới tạo bằng các lệnh vẽ (line, arc, circle...) sẽ có các tính chất của lớp hiện hành.

* Chú ý:

- Muốn chọn nhiều lớp cùng một lúc để hiệu chỉnh ta có các phương pháp: + Chọn 1 lớp và nhấn phím phải chuột. Chọn Select all để chọn tất cả lớp + Để chọn nhiều lớp không liên tiếp, đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Ctrl và chọn các lớp còn lại.

+ Để chọn nhiều lớp liên tiếp nhau đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Shift và chọn lớp cuối của nhóm.

77

+ Khi chọn 1 lớp, chọn 1 điểm trên khung văn bản và nhấn phải chuột ta có thể hiệu chỉnh lớp được chọn.

- Để dễ sử dụng và trao đổi bản vẽ với người khác chúng ta nên tạo lớp có tên, màu, dạng đường thích hợp với người sử dụng khác.

- Để sắp xếp các tên lớp theo một thứ tự nào đó ta chọn vào tên cột ở hàng trên cùng bảng danh sách lớp. Lần thứ nhất ta nhấn vào tên cột sẽ sắp xếp lớp theo lựa chọn đó theo thứ tự tăng dần, nếu ta tiếp tục nhấn vào tên cột này một lần nữa sẽ sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

- Khi ta nhấn vào nútDetail >>sẽ xuất hiện hộp thoại chi tiết hơn. Ta có thể gán màu, dạng đường và thay đổi các trạng thái của lớp theo các nút chọn

- Để thay đổi khoảng cách giữa các cột danh sách các lớp: Name, On,... ta tiến hành như trong các hộp thoại về File. Ta kéo con trỏ đến vị trí giữa các cột, khi đó xuất hiện dấu thập có hai mũi tên nằm ngang và ta chỉ cần kéo dấu này sang trái hoặc sang phải thì độ lớn các cột sẽ thay đổi theo.

6.3.2 Lệnh LINETYPE Tạo, nạp, đặt kiểu đường

AutoCAD cho phép bạn qui định loại đường theo từng nhóm đối tượng hoặc theo từng lớp. Nếu bạn qui định loại đường cho lớp thì tất cả các đối tượng vẽ trên lớp đó đều được thể hiện bằng loại đường đặc trưng được qui định cho lớp đó trừ phi bạn thay đổi tính chất của nó. Trướ khi qui định loại đườg cho lớp hoặc từng thực thể bạn phải nạp các loại đườg bằg lệnh LINETYPE Trên thanh công cụ chọnTừ Format menu, chọn Linetype Nhập lệnh, nhập LineType

AutoCAD hiển thị hộp thoại Hình 6.5:

78

- Load: Tải các đường nét vào bản vẽ bấm nút Load trên hộp thoại Linetype Manage xuất hiện hộp thoại hình 6.6:

Hình 6.6: Hộp thoại Load or Reload Linetype

Các lựa chọn trong hộp thoại

-Nút File...: Cho phép nạp tệp thư viện chứa các kiểu đường nét khác nhau vào bảng Available Linetypes

- Chọn kiểu đường nét tại Available Linetypes rồi nhấn nút OK các loại kiểu đường thẳng đã được nạp

- Chọn Cancel để huỷ bỏ lệnh

- Chọn kiểu đường thẳng cho lớp hiện hành

- Name:Dùng con trỏ chuột chọn tên kiểu đường hoặc đánh tên tại ô Name và tải chúng vào bản vẽ.

- Description:Hiển thị kiểu đường thẳng đã chọn

- Global Scale Factor: Điều chỉnh tỷ lệ của các kiểu đường nét đứt trên toàn bộ bản vẽ. Với hệ số tỷ lệ thích hợp, có thể làm co lại hay kéo dãn các đoạn gạch và các khoảng hở xen kẽ. (Xem lệnh LTScale)

- Current Object Scale: Điều chỉnh tỷ lệ của kiểu đường hiện tại khi bắt đầu vẽ. Các đối tượng trước đó không bị thay đổi tỷ lệ

- ISO Pen Width: Đặt độ dày của nét vẽ. - Use Paper Space Units for Scaling

Hệ số tỷ lệ giữ paper space và model space là như nhau. Được sử dụng khi làm việc với nhiều vùng nhìn ( Viewports )

79

6.3.3 Lệnh LTScale

Lệnh Ltscale dùng để điều chỉnh tỷ lệ của các kiểu đường nét đứt. Với hệ số tỷ lệ thích hợp, có thể làm co lại hay kéo dãn các đoạn gạch và các khoảng hở xen kẽ.

Command line: ltscale ↵

Enter new linetype scale factor <giá trị hiện hành>: (vào hệ số tỷ lệ)

Hệ số tỷ lệ là một số lớn hơn 0. Giá trị này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nét đứt đường bản vẽ.

80

Chương 7 Tạo và in bản vẽ Mục tiêu

- Trình bày được các bước chuẩn bị để tạo và in bản vẽ;

- Trình bày lệnh chèn văn bản vào bản vẽ và cách hiệu chỉnh văn bản; - Thực hiện được việc thiết lập trang in và định được tỷ lệ bản vẽ;

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.

Nội dung chính 7.1 Tạo khổ giấy

Tạo khổ giấy vẽ dùng lệnh Mvsetup

Lệnh Mvsetup dùng để tổ chức các vấn đề bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ chung cho bản vẽ và khổ giấy vẽ để hiển thị trên màn hình ...

Thực hiện như sau: Command: Mvsetup

- Enable paper space? (No/<Yes>): n

Dòng này chọn n, nghĩa là no, ta làm việc trong không gian mô hình, tức là không gian ta thường vẽ nhất.

- Units type (Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric): m

Dòng này yêu cầu ta chọn đơn vị cho bản vẽ, nếu ta chọn là m (Metric) thì một đơn vị ta nhập vào sẽ tương ứng với 1 mm.

- Enter the scale factor: 50

Dòng này yêu cầu ta chọn scale factor cho bản vẽ, thường nếu bản vẽ có nhiều tỉ lệ, ta sẽ chọn scale factor là tỉ lệ có mẫu số lớn nhất. Giả sử bản vẽ ta có 3 tỉ lệ: 1/10; 1/20; 1/50, ta sẽ chọn scale factor = 50.

- Enter the paper width: 297 Nhập bề rộng khổ giấy vẽ. - Enter the paper height: 210 Nhập chiều cao khổ giấy vẽ. Ngoài ra có thể chọn các khổ giấy sau:

Ký hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11

Kích thước khổ giấy (mm) 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210 Ký hiệu các khổ giấy sử

81

7.2 Tạo khung bản vẽ

Dùng lệnh ractange , line để vẽ khung vẽ và khung tên. - Vẽ khung bản vẽ Hình 7.1:

Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm; vẽ cách lề trên, lề dưới, lề phải của tờ giấy vẽ 5 (mm). Khi cần đóng thành tập, lề trái của bản vẽ được kẻ khung một khoảng bằng 25 (mm). (Hình 1.1a,b).

a. Bản vẽ đặt dọc b. Bản vẽ đặt ngang Hình 7.1 : Khung bản vẽ

- Vẽ khung tên Hình 7.2:

Khung tên có thể đặt ở cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ và được đặt ở góc dưới, bên phải bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên một tờ giấy vẽ, tuy nhiên mỗi bản vẽ vẫn phải có khung tên riêng. Khung tên của mỗi bản vẽ đặt sao cho chữ của khung tên hướng lên trên hay sang trái đối với bản vẽ.

Trong đó nội dung của các ô được ghi trên ví dụ về khung tên 25 5 5 5 25 5 5 5

82

Hình 7.2 : Khung tên dùng trong nhà trường

7.3 Ghi và hiệu chỉnh văn bản

Các dòng chữ trong bản vẽ AutoCAD có thể là các câu, các từ, các ký hiệucó trong bảng chữ cái hoặc bảng chữ số. Các chữ số kích thước là một trong những thành phần của kích thước được tạo nên bởi các lệnh ghi kích thước, do đó không xem nó như là các dòng chữ. Các dòng chữ trong bản vẽ dùng để miêu tả các đối tượng trong bản vẽ, ghi các yêu cầu kỹ thuật, vật liệu...

7.3.1. Tạo kiểu chữ

Để tạo kiểu chữ dùng Lệnh Style. Khi thực hiện lệnh Style hoặc chọn menu

Draw/Text Style... xuất hiện hộpthoại Text Style Hình 7.3:

Hình 7.3: Hộp thoại Text Style

Ta tạo Style trên hộp thoại theo trình tự sau:

83

Trong ô soạn thảoStyle Name ta nhập tên kiểu chữ mới và nhấn OK

- Chọn Font chữ: Tại ô Font name ta chọn kiểu chữ dùng để soạn thảo

- Chọn chiều cao chữ tại mục Height Hình 7.4: Hộp thoại New Text Style

- Các lựa chọn Upside down (dòng chữ đối xứng phương ngang),

Backwards (dòng chữ đối xứng phương thẳng đứng), Width factor (hệ số chiều rộng chữ), Oblique Angle (góc nghiêng của chữ)

- Xem kiểu chữ vừa tạo tại ô Preview

7.3.2 Lệnh Mtext - Nhập đoạn văn bản vào bản vẽ

Từ CAD 2002 trở đi nhập đoạn văn bản bằng lệnh Text và Lệnh Mtext là như nhau. Cả hai lệnh này cho phép tạo một đoạn văn bản được giới hạn bởi đường biên là khung hình chữ nhật. Đoạn văn bản là một đối tượng của AutoCAD

Command line: Mtext (Text)↵

Specify first corner: <Điểm gốc thứ nhất của đoạn văn bản>

Specify opposite corner or [Height/Justify/Line

spacing/Rotation/Style/Width]:<Điểm gốc đối diện hoặc là các lựa chọn cho văn bản>

Sau đó xuất hiện hộp thoại Text FormatingHình 7.5, trên hộp thoại này ta nhập văn bản và định dạng như các phần mềm văn bản khác:

Hình 7.6: Hộp thoại Text Formating

Muốn định dạng văn bảnvàchèn ký tự đặc biệt thì nháy chuột phải trong vùng văn bản xuất hiện menu như hình Hình 7.7:

84

Hình 7.7: Menu các lựa chọn định dạng văn bản

7.3.3 Hiệu chỉnh văn bản

7.3.3.1 Kiểm tra lỗi chính tả-Lệnh Spell

Lệnh Spell dùng để kiểm tra lỗi chính tả trong các dòng văn bản (tiếng Anh) được nhập bằng các lệnh Text, Dtext, Mtext.

Command line: Spell ↵

Select objects: <Chọn đoạn Text cần kiểm tra lỗi chính tả>

Select objects:<Tiếp tục chọn hoặc Enter để kết thúc việc lựa chọn> Sau khi kiểm tra xong thì ACAD báo cho ta biết đoạn văn bản có bị lỗi hay không bằng hộp thoại

Check SpellingHình 7.8 Hình 7.8: Hộp thoại thông báo lỗi chính tả

Điều chỉnh canh dòng và Tabs Canh chỉnh đoạn văn bản

Tìm và thay thế Lựa chọn tất cả

Thay đổi chữ in chữ thường Thay đổi chữ in tự động

Nhập ký tự đặc biệt Chèn chữ từ 1 tệp

85

7.3.3.2 Lệnh DDedit

Lệnh DDedit (Dynamic Dialog Edit) cho phép thay đổi nội dung dòng Text và định nghĩa thuộc tính (Attribute Definition)

Có thể dùng lệnh hoặc Click đúp chuột trái vào đoạn văn bản cần sửa thì xuât hiện hộpthoại Text Formating.

Command line: Ddedit ↵

Select an annotation object or [Undo]: Chọn dòng Text cần sửa nội dung

Dù cho đối tượng chọn được tạo bởi lệnh Mtext hay Text thì sẽ xuất hiện hộp thoại Text FormatingHình 7.6. Ta hiệu chỉnh và định dạng như thực hiện với lệnh Mtext.

7.4 Thiết lập trang in Mục tiêu: Mục tiêu:

- Trình bày được các bước chuẩn bị để tạo và in bản vẽ;

- Thực hiện được việc thiết lập trang in và định được tỷ lệ bản vẽ;

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.

7.4.1 Xem trước trang in

Để xem trước trang in vào menu File /Polt Preview

Muốn xem trước trang in thì trong không gian vẽ chuyển sang tap Layout1 hoặc Layout2 (không hiển thị ở không gian vẽ Model như Hình 7.9

86

7.4.2 Trình bày trang in cho bản vẽ có tỷ lệ 1:100

Để trình bày trang in cho bản vẽ có tỷ lệ 1:100, ta vào page setup trang Layout Setting tích vào layout và plot scale định tỷ lệ 1:100 hình 7.10:

87

7.4.3 Trình bày trang in trên Layout

Lựa chọn trong page setup layout trang plot device hình 7.11

Hình 7.10: Lựa chọnmáy in trong page setup layout trang plot device

Plotter Configuration: Hiển thị tên máy in của hệ thống nếu có nhiều máy in ta cóthể chọn tên máy in cần dùng trong danh sách Name.

- Nút Properties : Chỉnh hoặc xem cấu hình máy in hiện hành.

- Nút Hints : Hiển thị thông tin về thiết bị in.

* Plot Style Table (pen Assignments): Gán, hiệu chỉnh hoặc tạo mới bảng kiểu in.

- Khung Name : Hiển thị bảng kiểu in được dùng.

- Nút Edit: Hiển thị Plot Style Table Editor để hiệu chỉnh bảng kiểu in đang chọn.

- Nút New: Dùng để tạo bảng kiểu in mới.

Trong page setup layout trang plot device hình 7.10 chọn nội dung của trang như sau:

- Paper size chọn khổ giấy A4

88

Portrait: in dọc Landscape: In ngang

- Plot area: lựa chọn vùng in gồm:

Dislay: vùng được xuất là màn hình hiện thời (hay viewport hiện thời). Extents: Vùng được xuất ra là toàn bộ các phần đã vẽ.

Limits: vùng được xuất là giới hạn bản vẽ (được đặt bằng lệnh Limits). View: xác định vùng xuất là một cảnh (view) đã được lưu trữ trước đó bằng lệnh view. Nhắp chuột tại ô View..., AutoCAD sẽ hiển thị hộp thoại về các tên cảnh cho phép chọn tên cảnh cần xuất.

Window: vùng được xuất là một cửa sổ tùy thuộc vào ý muốn của người dùng. AutoCAD yêu cầu nhập đỉnh thấp hơn bên trái và đỉnh cao hơn bên phải.

Để xác định cửa sổ, hãy nhắp chuột vào ô window. - Plot scale: tỷ lệ in gồm

Scale: chọn tỷ lệ

Custom: tỷ lệ hiện hành Plot options: Thuộc tính in

Full Preview: xem trước trang in đầy đủ Partial Preview: xem trước một phần trang in

89

91

92

93 Bài 13. Hoàn thành bản vẽ; Hình 10 Hình 9 6 lç 3 lç A- A A- A

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS-TS Nguyễn Hữu Lộc: Sử dụng AutoCAD 2004. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2006 [2] PGS-TS Nguyễn Hữu Lộc: Bài Tập Vẽ Thiết Kế Kỹ Thuật Với AutoCAD. NXB Thành phố

Một phần của tài liệu Giáo trình Autocad (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)