Kỹ thuật an toàn điện

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

Chương 9 : Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí

10.1 Kỹ thuật an toàn điện

10.1.1. Các yếu tố nguy hiểm khi sử dụng điện

* Các chấn thương do điện

Các chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện (thường là ở da, ở một số phần mềm khác hoặc ở xương). Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện là :

- Bỏng điện : Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể người hoặc tác động của hồ quang có nhiệt độ rất cao (từ 3500C  15000C), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.

- Dấu vết điện : Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực.

- Kim loại hóa mặt da do các kim loại nhỏ bắn vào với tốc độ lớn thấm sâu vào trong da gây bỏng.

- Co giật cơ : Khi có dòng điện chạy qua người, các cơ bị co giật.

- Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang điện.

* Điện giật

- Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau :

- Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt.

- Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn. - Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị dối loạn.

62

Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện, và 85%  87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.

* Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức độ nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm đối với người làm việc ở thiết bị điện do dòng điện gây nên phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, để đánh giá, xác định điều kiện môi trường khi lắp đặt thiết bị điện, lựa chọn loại thiết bị, đường dây, đường cáp v.v ... phải theo qui định về phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức độ nguy hiểm :

* Nơi nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau:

+ Ẩm (với độ ẩm của không khí vượt quá 75%) trong thời gian dài hoặc có bụi dẫn điện (bám vào dây dẫn, thanh dẫn hay lọt vào thiết bị điện).

+ Nũn nhà dẫn điện (bằng kim loại, bê tông, cốt thép, gạch). + Nhiệt độ cao (có nhiệt độ quá 350C trong thời gian dài).

+ Những nơi người có thể đồng thời tiếp xúc một bên với kết cấu kim loại của nhà, các thiết bị công nghệ, máy móc đã nối đất và một bên với vỏ của thiết bị điện.

* Nơi đặc biệt nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau:

+ Rất ẩm (độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100%).

+ Môi trường có hoạt tính hóa học (có chứa hơi, khí, chất lỏng trong thời gian dài có thể phá hủy chất cách điện và các bộ phận mang điện)

+ Đồng thời có hai yếu tố trở lên của nơi nguy hiểm nêu ở mục “ Nơi nguy hiểm”

Nơi ít nguy hiểm(bình thường) là nơi không thuộc hai loại trên:

10.1.2. Quy tắc an toàn điện

- Không ai được sửa chữa điện ngoài những người có chứng chỉ. - Khi phát hiện sự cố cần báo ngay cho người có trách nhiệm. - Không sờ mó vào dây điện, thiết bị điện khi tay ướt.

- Tất cả các công tắc phải có nắp đậy.

- Không phun nước, để rớt chất lỏng lên các thiết bị điện như: công tắc, mô tơ, tủ phân phối điện .

- Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn.

63

- Không để dây dẫn điện chạy vắt qua góc sắc nhọn, qua máy có cạnh sắc nhọn. - Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục.

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)