6 .Cơ hội, thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam
6.2. Thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam
Cơ hội rõ ràng là rất lớn, song Việt Nam cũng gặp không ít thách thức khi xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.
Một là, về sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngoại nhập đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu đang ngày một gia tăng trong thời gian gần đây. Khi rào cản thuế quan được gỡ bỏ, hàng châu Âu sẽ dễ dàng thâm nhập nhập thị trường Việt Nam, lúc này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp sức ép lớn từ phía các doanh nghiệp châu Âu.
Thực tế hiện nay, sự hiểu biết của DN Việt Nam về EVFTA còn hạn chế. Hiện có tới 77% DN không biết, hoặc lần đầu nghe nói tới Hiệp định này, trong đó, các DN xuất khẩu nông sản không phải là ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp thực tế chưa tận dụng đầy đủ được các lợi ích thuế quan do không biết các FTA, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, đặc biệt là phần lớn các doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ.
Ba là, về đáp ứng đòi hỏi khắt khe liên quan quy tắc xuất xứ.
Hiệp định EVFTA hướng tới xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây có thể là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.
Bốn là, về việc tuân thủ những quy định liên quan vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ.
Bên cạnh quy tắc xuất xứ, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS), quy định về môi trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)... cũng sẽ tạo ra những khó khăn, cản trở nhất định tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu chứng nhận chất lượng tự nguyện, về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức tại châu Âu cũng là những khó khăn lớn cho ngành thủy sản Việt Nam hiện nay.
6.3.Điểm mạnh trong quản lý chuỗi ứng cà phê(S)
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý và
đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.
Về khí hậu :
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước khác không có được.
- Lợi thế về nhân công:
Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.
- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều
giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.
- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà phê.