Giải pháp về nguồn lao động và trình độ lao động

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi (Trang 32 - 33)

Theo phân tích thị trường lao động đến năm 2020, nước ta đang cần đến 3,2 triệu lao động ngành Nông – Lâm – Ngư qua đào tạo, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao.

Hiện nay, bên cạnh các “lò” có truyền thống đào tạo nhân lực Chăn nuôi Thú y như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên….mỗi năm tuyển sinh hàng ngàn sinh viên, thì rất nhiều trường Đại học cũng tham gia vào đào tạo hai ngành này.

Theo PGS TS Nguyễn Xuân Bả, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, trong giai đoạn trước mắt, vài ba năm tới, nhu cầu về nhân lực cho ngành chăn nuôi Thú y ở Việt Nam còn khá lớn do: một số doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, thậm chí có doanh nghiệp dịch chuyển sang một số nước lân cận (Lào) và vẫn tuyển dụng nhân lực tại Việt nam; ngành chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm sẽ tiếp cận với đỉnh về số lượng, song chăn nuôi bò sữa, bò thịt sẽ có xu hướng phát triển mạnh, do nhu cầu thịt bò, sữa bò đang tăng nhanh, trong khi đó chăn nuôi Việt Nam mới đáp ứng thấp, dẫn đến nhập nội khá lớn.

Việt Nam là nước đi sau nên cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội quý cho nền nông nghiệp nước nhà nắm bắt các công nghệ mới diễn ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này, chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất để vừa áp dụng được công nghệ nhưng cũng vừa tự tạo ra những công nghệ của riêng mình.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học công nghệ (KHCN). Đặc biệt, ở những vùng miền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của

một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nông thôn có chất lượng không cao nhưng vẫn bị các khu vực khác cạnh tranh mạnh mẽ. Tình trạng đô thị hóa đã “hút” nguồn nhân lực trẻ, khỏe từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng lao động ở lại nông thôn chủ yếu là những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động, không có sức khỏe hoặc đang đi học. Điều này làm sâu thêm những lỗ hổng về đội ngũ nhân lực khu vực nông thôn vốn đã yếu kém về mặt chất lượng.

Vì thế, trong những năm qua và đặc biệt những năm gần đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã không ngừng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo. Học viện đang tiếp tục phát triển chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp. Đồng thời, tăng cường mở các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế; đưa sinh viên đi thực hành, thực tế nghề nghiệp cho sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện luôn coi trọng mối quan hệ cho sinh viên; tăng cường phối hợp đào tạo, thực tập kỹ năng nghề nghiệp, tài trợ học bổng và hỗ trợ nghiên cứu khoa học…

Giải pháp huấn luyện kỹ thuật cho người nông dân, cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn trang trại do các hộ chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ và vừa đã đạt kết quả cao và những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm thực tế về: kỹ thuật ghép phối giống trong sản xuất lợn thương phẩm qua gieo tinh nhân tạo, đạt năng suất và tỷ lệ nạc cao; an toàn dịch bệnh; kỹ thuật nuôi dưỡng các loại lợn; kỹ thuật chuồng trại; vệ sinh môi trường và giết mổ sạch, giúp người nông dân vươn lên trong sản xuất trang trại theo từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi (Trang 32 - 33)