Các phiên bản của Teamviewer

Một phần của tài liệu Bai 6 - Kỹ năng sử dụng Skype và Teamviewer (Trang 31)

II. NỘI DUNG

2. Giới thiệu về phần mềm Teamviewer

2.3 Các phiên bản của Teamviewer

Thứ 1: Phiên bản TeamViewer đầy đủ – Windows

Đây là phiên bản được kỳ vọng là mang lại sự hài lòng cho khác hàng với nhiều tính năng đặc biệt và đầy đủ nhất, hiện tại phiên bản đầy đủ được chạy trên hầu hết tất cả các HĐH và các thiết bị di động. Có phiên bản miễn phí cho người sử dụng cá nhân.

biểu tượng và văn bản chào mừng riêng, giúp tăng cường tính năng nhận dạng thương hiệu.

Thứ 3: Phiên bản dành cho máy chủ tự động: TeamViewer Host

TeamViewer Host chạy như một dịch vụ hệ thống và được dùng để truy cập 24/7 vào máy tính từ xa, gồm có đăng nhập/đăng xuất và khởi động lại từ xa - được tối ưu hóa cho bảo trì máy chủ hoặc truy cập tại nhà-văn phòng

Thứ 4: Phiên bản dành cho hội thảo trực tuyến: TeamViewer QuickJoin

Với ứng dụng QuickJoin, khách hàng có thể dễ dàng tham dự các buổi hội thảo của bạn. Khách hàng của bạn khởi động mô-đun QuickJoin và đăng nhập dữ liệu phiên - lý tưởng cho các buổi hội thảo trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng.

Thứ 5: Phiên bản truy cập nhanh: TeamViewer Portable

TeamViewer Portable có thể chạy trực tiếp từ thanh USB hoặc CD - giải pháp hoàn hảo nếu bạn đang di chuyển.

Thứ 6: Phiên bản Dành cho người dùng thành thạo: TeamViewer Manager

TeamViewer Manager là công cụ tùy chọn để quản lý máy tính và liên hệ của bạn trong cơ sở dữ liệu. Điều này cũng bao gồm chức năng ghi chép, theo dõi và lập báo cáo cho các kết nối của bạn. Đặc biệt, khi bạn và nhóm của mình sử dụng trên

Kết nối an toàn và nhanh chóng: Thời gian kết nối khoảng vài giây, sau khi cài đặt chỉ cần nhập ID và mật khẩu tương ứng của hai hoặc nhiều máy tính là có thể kết nối thành công.

Không đòi hỏi nhiều kĩ thuật, dễ sử dụng: Thay vì phải khai báo hoặc thiết lập hệ thống bảo mật của công ty/doanh nghiệp để các phần mềm hoạt động thì phần mềm TeamViewer có thể hoạt động không đòi hỏi những vấn đề đó, do đó rất phù hợp với những người làm việc không chuyên với mục đính ứng dụng cá nhân.

Không tính phí: Có phiên bản miễn phí với những tính năng cơ bản được đáp ứng – đó là một lợi thế số một so sánh với một số phần mềm khác có cùng chức năng vì một số phần mềm có những phiên bản: bản thương mại với đầy đủ tính năng, bản dùng thử chỉ giới hạn trong một thời gian rất ngắn, bản miễn phí thì giới hạn nhiều tính năng.

2.5 Tính năng của TeamViewer

Phiên bản TW 10 được kỳ vọng là sản phẩm tiêu biểu nhất, với các tính năng đặc biệt sau đây:

Làm việc nhiều kết nối trong các tab khác nhau

Tương tự như trình duyệt của bạn. Khi bạn truy cập vào nhiều thiết bị cùng lúc, mỗi thiết bị được nằm trong 1 tab riềng biệt. Do đó bạn dễ dàng quản lý , kiểm soát các hoạt động của các máy tính khi có chúng yêu cầu . Ví dụ như tin nhắn từ khách hàng, nội dung trợ giúp kịp thời của máy tính thành viên….

Wake-on-LAN với TeamViewer

Wake – On – Lan (thường gọi là WOL) là khái niệm cơ bản về việc bật hoặc khởi động máy tính từ xa mà không phải nhấn nút Power như thường lệ. Tính năng này được tích hợp bắt đầu từ phiên bản 9 . nó mang đến cho người sử dụng 3 cấp độ truy cập.:

Trước đây ở cấp độ 1, bạn có thể làm chủ một chiếc máy tính từ xa nếu chủ nhân của chiếc máy tính ấy thông báo cho bạn mật khẩu tạm thời. Mật khẩu này sẽ thay đổi ngay khi chủ máy khởi động lại TeamViewer (dù mã ID TeamViewer được gán cố định cho từng thiết bị) và để truy cập vào chiếc máy tính ấy lần sau, bạn cần được cập nhật lại mật khẩu.

tác trên đó. Điều này thực sự hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp như bạn để quên tài liệu ở cơ quan chẳng hạn.

Từ phiên bản 9. TW cho phép bạn truy cập vào máy tính từ xa bất cả khi nào bạn muốn truy cập, chỉ cần bật tính năng bật máy Wake-on-LAN, bạn sẽ đảm bảo truy cập 24/24h thông qua máy tính khác sử dụng TeamViewer trong mạng cục bộ, bộ định tuyến

Bảo vệ tài khoản TeamViewer của bạn

Với ứng dụng Two Factor Authentication. TW cho phép bạn ngăn cản được những truy cập trái phép. bạn chỉ cần tạo mã bảo mật bằng những chiếc Smartphone của mình. Từ đây, mỗi lần đăng nhập, hệ thống đều yêu cầu nhập Mã bảo mật và mật khẩu tài khoản của bạn

Sao chép và dán tập tin, hình ảnh và văn bản thông qua bộ nhớ Clipboard

Sao chép tập tin, thư mục, hình ảnh, hình chụp nhanh, văn bản và bảng cùng với việc định dạng từ máy tính này đến máy tính khác thông qua Clipboard. Ví dụ như đính bạn có thể đính kèm tập tin nội bộ vào Email đang được gửi từ một máy tính từ xa.

nháy mắt.

2.6 Hướng dẫn cài đặt TeamViewer

Trước khi cài đặt, bạn cần phải có bộ cài Teamview. Để Download bộ cài đặt,

bạn truy cập vào website http://www.teamviewer.com/. Chọn mục Download để tải

Máy tính sẽ tự động tải về trong ít phút phụ thuộc vào tốc độ đường truyền Internet. Sau khi Download thành công, truy cập vào thư mục chứa chương trình càiđặt. Nhấp đúp chuột vào biểu tượng cài đặt của chương trình để bắt đầu tiến hành quá trình cài đặt. Màn hình hiển thị chọn kiểu cài đặt và mục đích cài đặt phần mềm. Sau khi tích chọn các mục, ấn Accept – finish để chuyển đến bước cài đặt tiếp theo.

Tiếp theo Ấn Brownse để chọn ổ lưu chương trình cài đặt. Nếu bỏ qua,

chương trình tự động lưu vào ổ C. Ấn Finish đẻ bắt đầu tiến hành cài đặt chương

Giao diện chương trình sau khi cài đặt thành công như sau:

2.7 Hướng dẫn sử dụng TeamViewer 2.7.1 Điều khiển máy tính từ xa 2.7.1 Điều khiển máy tính từ xa

- Bước 1: Mở chương trình vừa cài đặt lên

 Your ID: Mã ID của bạn. Mỗi Teamviewer cấp gồm 9 chữ số cho mỗi máy và ID này sẽ không bị đổi.

 Password: Gồm 4 chữ số, mỗi lần kích hoạt mở chương trình sẽ bị thay

đổi.

- Bước 3: Để kết nối với máy khác (có cài đặt TeamViewer)

(1) Tại mục Partner ID bạn nhập ID của người đó

- Bước 4: Màn hình hiển thị thông báo nhập Password. Ấn Log on để thực hiện kết nối với máy khác

Sau khi kết nối thành công, từ máy tính của bạn có thể điều khiển máy tính của 1 người khác từ xa.

2.7.2 Chuyển đổi dữ liệu

Để thực hiện chuyển đổi dữ liệu giữa 2 máy, thực hiện theo hướng dẫn:

- Bước 1: Trên thanh menu chức năng, chọn mục “File Transfer” -> File Transfer

liệu từ máy điều khiển bên màn hình phía bên phải và ấn “Receive” để lấy dữ liệu về máy mình

Sau khi ấn Send hoặc Receive, dữ liệu sẽ được chuyển ngay tức thời một cách

dễ dàng từ máy này sang máy khác.

2.7.3 Chat/ Video

Trong lúc Teamviewer từ máy này sang máy khác, các bạn cũng có thể sử dụng chức năng chat hoặc gọi video call giống như Yahoo, Skype…

- Bước 1: Ấn chọn Audio/video trên thanh menu chức năng

- Bước 2: Chọn chức năng Chat hoăc Video

- Bước 3: Sau khi chương trình hiển thị màn hình chat, bạn có thể thực hiện trò

2.8 Hướng dẫn sử dụng TeamViewer 9: Chế độ đánh thức từ xa

Sau khi đã được hướng dẫn sử dụng TeamViewer 9 cơ bản, bạn sẽ muốn tiến thêm một bước nữa để khám phá chế độ đánh thức máy tính cần truy cập từ xa (Wake-on-LAN), tính năng mới nổi trội nhất so với các phiên bản TeamViewer trước đó.

Wake-on-LAN mang đến cho người sử dụng TeamViewer 9 một cấp độ mới, cấp độ thứ 3, trong việc truy cập và sử dụng máy tính từ xa. Ở cấp độ này, người ta có thể bật một chiếc máy tính đang tắt qua mạng Internet để thao tác trên đó.

Trước đây ở cấp độ 1, bạn có thể làm chủ một chiếc máy tính từ xa nếu chủ nhân của chiếc máy tính ấy thông báo cho bạn mật khẩu tạm thời. Mật khẩu này sẽ thay đổi ngay khi chủ máy khởi động lại TeamViewer (dù mã ID TeamViewer được gán cố định cho từng thiết bị) và để truy cập vào chiếc máy tính ấy lần sau, bạn cần

Bạn có thể đọc lại hướng dẫn sử dụng TeamViewer 9 với 2 cấp độ đầu tiên tại đây. Còn trong bài này, ICTnews sẽ tập trung chỉ dẫn từng bước cách đạt tới cấp độ truy cập cao nhất Wake-on-LAN.

2.8.1 Chỉnh BIOS

Việc đầu tiên để thiết lập chế độ Wake-on-LAN trên một chiếc máy tính cần đánh thức là hiệu chỉnh BIOS của chiếc máy tính đó.

Bước 1: Khởi động hoặc khởi động lại chiếc máy tính mà trong tương lai bạn có thể phải đánh thức từ xa.

Bước 2: Nhấn phím F2 hoặc bất kỳ phím nào tương đương (tùy máy) ngay lúc máy mới khởi động để vào khu vực tùy chỉnh BIOS.

Bước 3: Vào tab Power.

Bước 4: Kích hoạt (chuyển từ Disable sang Enabled) lựa chọn Wake-on-LAN (nếu không có lựa chọn này, máy tính của bạn không hỗ trợ đánh thức từ xa).

Bước 5: Lưu tùy chỉnh và thoát khỏi khu BIOS (thường dùng F10), chờ máy khởi động lại.

2.8.2 Chỉnh Card mạng

Việc thứ hai cần làm để thiết lập chế độ Wake-on-LAN là chỉnh card mạng. Nếu sử dụng hệ điều hành Windows 7, bạn cần làm theo các bước sau đây (các Windows đời trước cũng gần như tương tự):

Bước 1: Mở Control Panel (trong Start menu).

Bước 2: Vào mục System (đối với các Windows đời trước, vào mục System and Security).

Bước 4: Mở rộng danh mục Network Adapters, chọn loại card mạng Internet cắm dây, nhấp chuột phải và chọn Properties.

Bước 5: Khi cửa sổ Properties của card mạng hiện lên, vào tab Power Management.

Bước 6: Đánh dấu lựa chọn Allow this device to wake the computer. Lưu ý để kích hoạt lựa chọn này, trước hết phải kích hoạt lựa chọn ngay phía trên, Allow the computer to turn off this device to save power. Nhấn OK để hoàn tất.

2.8.3 Gán máy tính cần đánh thức vào tài khoản TeamViewer của bạn

Bước 2: Trong giao diện chính của TeamViewer 9, nhấp tab Extras và chọn Options trong danh sách.

Bước 3: Hộp thoại TeamViewer options sẽ mở ra, chọn mục General. Bước 4: Dưới khu Account assignment, ấn nút Assign to account.

Bước 5: Hộp thoại Assign to account sẽ mở ra. Lúc đó, điền địa chỉ E-mail bạn dùng để đăng ký tài khoản TeamViewer và điền cả mật khẩu tài khoản TeamViewer nếu cần, sau đó ấn nút Assign.

2.8.4 Đăng ký mã ID TeamViewer của máy trung gian

Việc cuối cùng cần làm để thiết lập chế độ Wake-on-LAN là đăng ký một chiếc máy tính nằm cùng trong mạng nội bộ với máy tính trong tương lai cần đánh thức. Chiếc máy tính trung gian này phải đảm bảo đang bật và đang chạy TeamViewer lúc bạn cần gửi tín hiệu đánh thức, tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn nhiều máy trung gian cùng lúc để đảm bảo có thể đánh thức chiếc máy tính của mình mọi lúc.

Bước 1: Vào TeamViewer trên chiếc máy tính mà trong tương lai bạn có thể phải đánh thức.

Bước 2: Trong giao diện chính của TeamViewer 9, nhấp tab Extras và chọn Options trong danh sách.

Bước 3: Hộp thoại TeamViewer options sẽ mở ra, chọn mục General.

Bước 4: Dưới khu Network settings, mục Wake-on-LAN, nhấp vào nút Configure.

Bước 5: Hộp thoại Wake-on-LAN sẽ mở ra. Khi đó tích lựa chọn TeamViewer IDs within your network.

Bước 6: Trong ô trống có tựa đề TeamViewer ID, điền mã ID TeamViewer của máy tính bạn muốn đặt làm trung gian rồi nhấp nút Add. “OK” để hoàn tất.

2.8.5 Thực hiện đánh thức máy tính từ xa

Sau tất cả các bước thiết lập kể trên, chiếc máy tính của bạn đã có thể sẵn sàng được đánh thức từ xa, chỉ cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như sau:

Một, máy tính của bạn dù đang tắt (Shutdown), hoặc ngủ (Sleep hoặc Hibernate) nhưng vẫn phải đang được cấp điện.

Hai, máy tính của vẫn phải đang được kết nối Internet thông qua mạng cáp dây.

Khi đảm bảo được hai yếu tố trên, bạn có thể đánh thức chiếc máy tính đó từ bất kỳ nơi đâu, chỉ cần bật TeamViewer trên một máy tính khác, đăng nhập tài khoản, vào danh bạ (Computers & Contacts list), nhấp chuột phải vào tên chiếc máy tính cần đánh thức rồi ấn nút Wake up.

2.8.6 Chú ý

Hướng dẫn sử dụng chế độ Wake-on-LAN của TeamViewer 9 này lựa chọn cách đơn giản hơn trong 2 cách đánh thức máy tính từ xa. Cách còn lại là thay vì sử dụng máy tính trung gian cùng nằm trong mạng nội bộ thì bạn chỉ cần đăng ký địa chỉ IP tĩnh của chiếc máy tính cần đánh thức. Như thế phức tạp hơn vì bạn cần phải chỉnh router.

Bạn có thể bấm vào đây để tải bản hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất về cả 2 cách đánh thức máy tính từ xa. Trong đó sẽ hướng dẫn bạn cả cách thiết lập phù hợp cho hệ điều hành Windows 8 và Mac OS X Mavericks (Về Windows 8, khác biệt chỉ là trạng thái shutdown của hệ điều hành này không thể đánh thức nên cần cài đặt mặc định Shutdown thành Hibernate).

Lưu ý là nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng TeamViewer 9 trên, khả năng Wake-on-LAN vẫn có thể bị cản trở bởi các phần mềm diệt virus, tường lửa hoặc nhiều yếu tố khác và dù bạn gửi tín hiệu đánh thức từ xa, chiếc máy tính của

III. BÀI TẬP

Câu hỏi 1.Skype là gì?

A. Là một dịch vụ truyền hình trực tuyến rất thông dụng trên Internet.

B. Là một dịch vụ Chat trực tuyến rất thông dụng trên Internet.

C. Là một dịch vụ mua bán trực tuyến rất thông dụng trên Internet.

D. Là một dịch vụ truyền thanh trực tuyến rất thông dụng trên Internet.

Câu hỏi 2. Sử dụng Skype đều có thể nói chuyện được với nhau miễn phí thông qua những dịch vụ gì?

A. SkypeIn

B. SkypeIn.

C. Skype Voicemail.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi 3. Để đăng ký tài khoản Skype anh/chị phải làm gì?

A. Anh/chị đăng nhập trang chủ Skype.com.

B. Anh/chị đăng nhập trang chủ Google.com.

C. Anh/chị đăng nhập trang chủ Youtube.com.

D. Anh/chị đăng nhập trang chủ Gmail.com.

Câu hỏi 4. Microsoft đã mua lại Skype năm nào?

A. 2009

B. 2010

C. 2011

D. 2012

Câu hỏi 5. Trong khi cài đặt tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tìm kiếm nào?

A. Google Search B. Yahoo Search C. Bing

Câu hỏi 6. Video là gì?

A. Các thiết bị thu tín hiệu camera như webcam.

B. Các thiết bị phát âm thanh như loa, tai nghe.

C. Các thiết bị phát âm thanh và hình ảnh.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi 7. Speakers là gì?

A. Các thiết bị ghi hình.

B. Các thiết bị phát âm thanh và hình ảnh.

C. Các thiết bị tạo hình ảnh.

D. Các thiết bị phát âm thanh như loa, tai nghe.

Câu hỏi 8. Microphone là vì?

A. Các thiết bị tạo hình ảnh.

B. Các thiết bị thu tín hiệu âm thanh.

C. Các thiết bị phát âm thanh và hình ảnh.

D. Các thiết bị ghi hình.

Câu hỏi 9. Enter Current Password là :

A. Nhập mật khẩu mới (Cần từ 6 đến 20 ký tự).

B. Nhập lại mật khẩu mới.

C. Nhập mật khẩu cũ.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi 10. Enter New Password là:

A. Nhập mật khẩu mới (Cần từ 6 đến 20 ký tự).

IV. TỔNG KẾT KIẾN THỨC

Sau bài học này, các sinh viên cần nắm chắc các kiến thức cơ bản sau đây:

 Nắm được các kiến thức về sự ra đời cũng như tổ chức tạo ra Skype,

Một phần của tài liệu Bai 6 - Kỹ năng sử dụng Skype và Teamviewer (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)