Tiếp theo sẽ thêm file có đuôi .IFC mà từ phần mềm SIMARIS PROJECT xuất ra vào REVIT. Thì sẽ thấy mô hình 3d của các tủ trong phần mềm Revit.
Tủ trung thế 8DJH:
Máy biến áp:
Tủ Hạ thế SIVACONS4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ứng dụng:
- Phần mềm có thể áp dụng để tính toán thiết kế thi công các hệ thống điện lớn, nhỏ phù hợp với từng dự án mà người sử dụng yêu cầu.
- Tiếp cận và sử dụng dễ dàng các thiết bị của công ty SIMENS một cách chính xác. - Có thể xem các thông số chính dự án ngay trên điện thoại di động.
- Biết được kích thước, không gian của các thành phần để từ đó đặt đúng vị trị kết nối đến các thiết bị khác.
Hướng phát triển:
- Xây dựng và thiết kế được các dự án lớn và phức tạp hơn.
-Khắc phục vấn đề không thể xoá từng nhánh, nếu xoá nhánh mẹ thì nhánh con cũng sẽ bị xóa.
- Hoàn thiện hơn khi xuất dữ liệu từ SIMARIS PROJECT qua REVIT, khắc phục vấn đề xuất bản vẽ sang REVIT thì các loại tủ vẫn chưa hiện rõ cụ thể các chi tiết
bên trong tủ.
2. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau khi “nghiên cứu phần mềm SIMARIS kết hợp REVIT thiết kế hệ thống cung cấp
điện” nhóm có khả năng đọc và phân tích bản vẽ điện, từ đó xây dựng và thiết kế mạch
động lực cho dự án của toà nhà với phần nềm SIMARIS DESIGN. Ngoài ra, có thể tính toán lựa chọn các thiết bị trung thế, hạ thế cho hệ thống theo các tiêu chuẩn IEC. Thông qua bản thiết kế nhóm có thể trau dồi kiến thức về ngành M&E, biết được nhiều trang thiết bị đến từ hãng SIEMENS như tủ điện, máy biến áp,…và có thể xác định được kích thước, đặt chính xác những thiết bị đó phù hợp vào từng vị trí trong hệ thống bằng phần mềm SIMARIS PROJECT. Sau đó có thể biểu diễn các thiết bị đó qua phần mềm REVIT.
3. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “nghiên cứu phần mềm SIMARIS kết
hợp REVIT thiết kế hệ thống cung cấp điện” về cơ bản đã hoàn thành bài báo cáo trên. Đề
tài trên đã giới thiệu cách sử dụng phần mềm SIMARIS SIEMENS thiết kế hệ thống cung cấp điện cho toà nhà. Đồng thời, tự mình thiết kế và sử dụng được các loại tủ trung thế, tủ
hạ thế, tủ điện phân phối, hệ thống thanh dẫn…. Để từ đó phát triển lên những hệ thống lớn hơn cho các dự án khác. Qua đây thấy rằng, việc áp dụng phần mềm để thiết kế mạng điện rất cần thiết và thuận tiện cho việc vận hành các dự án hiện tại và trong tương lai.
Kết quả có được như ngày hôm nay là sự phát triển không ngừng của hãng SIMENS trong lĩnh vực điện, áp dụng cho các dự án công trình vừa và nhỏ. Giờ đây việc thiết kế các hệ thống điện bằng phần mềm chuyên dụng, đồ hoạ giúp người vận hành dễ dàng thao tác và sử dụng.
Như vậy việc nghiên cứu đề tài này là thực tế và cần thiết. Việc sử dụng phần mềm SIMARIS SIEMENS để tính toán cung cấp điện, xác định được trước kích thước của các thiết bị để từ đó lập kế hoạch cho hệ thống điện trong toà nhà một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Nhóm mong nhận được những góp ý của thầy cô và các bạn để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn.
Trước khi kết thúc đề tài, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Trọng Nghĩa, người đã hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt quá trình làm đề tài. Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô, các bạn đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong thời gian qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giáo trình cung cấp điện”, PGS.TS Quyền Huy Ánh, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, 2014.
2. “Giáo trình CAD trong kỹ thuật điện”, PGS.TS Quyền Huy Ánh, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TpHCM, 2011.
3. Sách hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.
4. Sách hướng dẫn về phần mềm SIMARIS design và SIMARIS Project của hãng Siemens.
: https://assets.new.siemens.com/siemens/assets/api/uuid:65355ff53f16016a9aa1a25f826e 7526737b470a/version:1587981500/simaris-technical-manual-2016-en.pdf
5.Sách hướng dẫn cách sử dụng phần mềm SIMARIS Design và SIMARIS Project: https://assets.new.siemens.com/siemens/assets/api/uuid:9a3c573a0da569512341e42011b3 64e99021934d/version:1587981499/tutorial-simaris-design-9-0-en.pdf