2.2.1 Máy đo nồng độ PH:
Hình 2.6 Bút đo PH P-2S của hãng total meter
Bút đo pH/Nhiệt độ P-2S hay bút đo pH P-2S là thiết bị giúp hỗ trợ kiểm tra chất lượng nước một cách nhanh chóng và tiện lợi. Máy được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực thủy sinh, thủy canh, ngành công nghiệp giấy hay công nghiệp chế biến thực phẩm…
* Thông số kỹ thuật.
Phạm vi đo pH: 0.00 ~ 14.00 pH
Độ phân giải: 0.1 pH
Sai số: ± 0.05 pH
Hình 2.7 Quá trình đo pH cho nước thí nghiệm 2.2.2 Thiết bị tổng chất rắn hòa tan TDS
TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan (tổng số các ion mang điện tích, bao gồm muối, khoáng chất hoặc kim loại) tồn tại trong một thể tích nước nhất định. Những chất có trong nước chủ yếu là khoáng chất, muối, chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ như kim loại nặng - chất rắn lơn lửng không lắng hoặc không hòa tan trong nước (canxi, magiê, natri, kali và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat). Không bao gồm các chất hữu cơ có tự nhiên trong nước và môi trường, một số hợp chất có thể cần thiết cho cơ thể, nhưng, có thể gây hại khi dùng nhiều hơn hàm lượng được khuyến nghị. TDS được biểu thị bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (parts per million - phần triệu).
Thiết bị sử dụng là bút đo TDS/Nhiệt độ TDS-04 của hang total meter.
Bút đo TDS/Nhiệt độ TDS-04 là một loại máy đo TDS kỹ thuật số cầm tay tiện lợi. Máy có chức năng hỗ trợ kiểm tra và kiểm soát độ tinh khiết của nước.
Hình 2.8 Bút đo TDS * Thông số kỹ thuật Phạm vi đo TDS: 0-9990 ppm Sai số: +/- 2% Kích thước: 154 * 26 * 19mm khối lượng tịnh: 65 g Độ phân giải: 1ppm (0-1000) 10ppm (>1000)
Hình 2.9 Quá trình đo chỉ số TDS cho nước thí nghiệm.
2.2.3 Thiết bị đo EC
EC là chữ viết tắt của Electrical Conductivity, hay còn gọi là độ dẫn điện. EC đo lường khả năng dẫn điện của dung dịch. Nước cất không dẫn điện được vì không có chất điện ly, nên được sử dụng làm nguyên liệu cách điện.
Trong nước có nhiều phân tử muối hòa tan, tồn tại ở dạng: ion dương, hay cation và ion âm, hay anion. Sự tồn tại của muối trong dung dịch giúp dung dịch có khả năng dẫn điện. Vì thế, dung dịch càng chưa nhiều muối thì độ dẫn điện (EC) càng cao. Có nghĩa là EC càng cao thì ion trong dung dịch càng lớn.
Hình 2.10 Thiết bị đo EC được sử dụng là bút Đo EC DiST4 HI98304 của hãng Hanna- Romania .
* Thông số kỹ thuật:
Thang Đo TDS: 10.00 ppt (g/L)
Độ phân giải TDS: 0.01 ppt (g/L)
Độ chính xác: ±2% F.S.
Hiệu chuẩn: Bằng tay, 1 điểm
Bù nhiệt: tự động từ 0 đến 50°C (32 to 122°F)
2.2.4 Bộ kiểm tra độ cứng nước
Như đã đề cập ở trên, Độ cứng của nước được định nghĩa là khả năng kết tủa của nước. Các ion trong nước tạo ra sự kết tủa nhiều nhất là canxi và magiê. Do đó, kiểm tra độ cứng của nước thường là biện pháp định lượng của các ion trong mẫu nước. Nó cũng có thể nhận biết các ion khác, chẳng hạn như sắt, kẽm và mangan, góp phần vào độ cứng tổng. Các biện pháp kiểm soát độ cứng của nước là điều cần thiết để ngăn ngừa cặn bã gây và tắc nghẽn trong đường ống nước. và việc kiểm tra là rất cần thiết cho mọi thiết bị.
Thiết bị được sử dụng là bộ kiểm tra độ cứng nước Hanna HI3812 (0 - 300 mg/L) do hãng Hanna. Hình 2.11 Bộ chuẩn độ cứng. * Thông số kỹ thuật: Phương pháp: Chuẩn độ Thang đo: 0,0-30,0 mg / L; 0-300 mg / L Tăng nhỏ nhất: 0,3 mg / L; 3 mg / L
Phương pháp hóa học: EDTA
Số lần thử: 100
Trọng lượng: 460 g
Hướng dẫn sử dụng bộ kiểm tra độ cứng:
1. Tháo nắp cốc nhựa nhỏ. Đổ mẫu nước vào cốc đến vạch 5 mL và đậy nắp.
2. Nhỏ 5 giọt dung dịch Đệm độ cứng qua lỗ nhỏ trên nắp và lắc tròn cốc.
3. Thêm 1 giọt Chỉ thị Calmagite qua lỗ nhỏ trên nắp và lắc tròn như trên. Dung dịch sẽ chuyển màu đỏ tím
4. Dùng bơm tiêm chuẩn độ, đẩy pittong hoàn toàn vào xi lanh. Nhúng đầu hút vào dung dịch EDTA HI3812-0 và kéo pittong về vạch 0.
5. Đặt đầu ống tiêm vào lỗ nhỏ trên nắp cốc nhựa và từ từ nhỏ giọt chuẩn độ vào và lắc đều sau mỗi lần nhỏ giọt.
6. Tiếp tục thêm dung dịch chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu tím. Sau đó lắc đều khoảng 15 giây sau mỗi lần nhỏ giọt đến khi dung dịch chuyển màu xanh.
7. Đọc số chỉ mL của dung dịch chuẩn độ trên thang bơm tiêm và nhân giá trị với 300, thu được kết quả của độ cứng theo mg/L (ppm) CaCO3.
Nếu kết quả dưới 30 mg/L, đo theo tiến trình sau:
1. Tháo nắp cốc nhựa lớn. Đổ mẫu nước vào cốc đến vạch 50 mL và đậy nắp
2. Tiếp tục như các bước trong tiến trình chuẩn độ Thang Cao.
3. Đọc số chỉ mL của dung dịch chuẩn độ trên thang bơm tiêm và nhân giá trị với 30, thu được kết quả của độ cứng theo mg/L (ppm) CaCO3.
2.2.5 Bộ đo lưu lượng nước
Cảm biến lưu lượng nước S201 thường dùng trong các máy bơm nước hồ cá, máy bơm mini, máy nước nóng.
- Ứng dụng trong các dự án vườn tự động, hệ thống nước tự động,...
- Bộ cảm biến lưu lượng nước S201 hoạt động dựa trên cánh quạt và cảm biến Hall. Khi có dòng nước chảy qua, cánh quạt quay ==> Cảm biến Hall ==> Ngõ ra xung vuông.
Điện áp hoạt động: 5V ~ 18V DC
- Dòng điện tiêu thụ: 15mA
- Điện áp ngõ ra: 5V, mức logic
- Tốc độ dòng chảy làm việc: 1 - 30 Lít/phút
- Sai số: ±10%
- Áp lực nước tối đa: 2.0 MPa
- Chu kỳ làm việc: 50% (0.04us mức cao, 0.18us mức thấp)
- Số xung trên mỗi lít nước: 450 xung
- Độ bền: Sử dụng được ít nhất 300.000 lần
- Kích thước: 6.35 * 3.56 * 3.56 cm
Hình 2.13 Cảm biến lưu lượng nước
2.2.6 Năng lượng điện năng tiêu thụ
Năng lượng điện năng tiêu thụ sau mỗi thí nghiệm (Wh) được đo bằng đồng hồ điện năng PZEM-002 (Peacefair-China).
Năng lượng điện năng tiêu thụ sau mỗi thí nghiệm chính là số Wh mà chúng ta dùng cho thiết bị chạy trong suốt quá trình thí nghiệm.
A= P.t với A: lượng điện tiêu thụ trong thời gian t P: công suất (KW)
t: thời gian sử dụng (giờ)
Sau mỗi một thí nghiệm năng lượng điện năng tiêu thụ sẽ được ghi vào để so sánh về mức độ tiêu thụ điện năng với các thí nghiệm khác.