Phần điện điều khiển cho máy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3d lazer bột (Trang 31 - 34)

3.2.7.1. Mạch giao tiếp với máy tính, Driver, laser và bộ nguồn xung:

Hình 3.10 Vị trí các chân chính của mạch giao tiếp Trong đó:

(1) – Cổng LPT, cổng này để kết nối mạch với máy tính bàn.

(2) – Cổng USB 5V DC, tín hiệu điều khiển từ máy tính sẽ được truyền qua cổng này.

(3) – Cặp chân tiếp điểm thường mở của Rơ-le(màu xanh dương) điều khiển ON/OFF cho đầu Laser.

(4) – Cặp chân input 12 – 24V DC(GND/+12– 24V DC), nơi điện đầu vào cung cấp để “nuôi mạch”.

(5) – Cặp chân output 0 – 10V DC(PWM/GND), điều khiển công suất làm việc của laser.

(6) – Các chân ouput Pul/Dir (P2/P3; P4/P5; P6/P7; P8/P9), kết nối với các chân dương của 6 Driver(Pul+/Dir+) điều khiển động cơ cho các trục X, Y, Z và A.

(7) – Chân ouput GND, kết nối với các chân âm của 6 Driver(Pul-/Dir-) điều khiển động cơ cho các trục X, Y, Z và A.

3.2.7.2. Driver với động cơ, mạch giao tiếp và bộ nguồn xung:

Hình 3.11 Ý nghĩa chức năng các chân của Driver TB6600

Máy in với yêu cầu về độ chính xác tương đối cao nên nhóm chọn vi bước 16, tương ứng với 3200 xung trên một vòng.

Máy in sử dụng động cơ bước NEMA 17 có dòng điện định mức là 1.2A, nhưng qua quá trình thực nghiệm thì chỉ cần 0.7A là động cơ có thể hoạt động tốt và nhiệt độ của động cơ luôn mát.

3.2.7.3. Động cơ bước với Driver:

Động cơ nối với driver qua cặp dây của pha A và B với chân tín hiệu A+/A- và B+/B-.

3.2.7.3. Laser Diode với mạch giao tiếp, bộ nguồn xung:

Cặp chân PWN-TTL/GND sẽ nối với cặp chân output 0 – 10V DC (PWM/GND) trên mạch giao tiếp.

Cặp chân 12V DC, một chân sẽ nối với dây âm đầu ra của nguồn xung, chân còn lại nối với cặp tiếp điểm thường mở Rơ-le của mạch giao tiếp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thử nghiệm các thông số in từ máy in 3d lazer bột (Trang 31 - 34)