Các biện pháp bảo quản máy

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy trộn bột kim loại (Trang 89 - 94)

- Các bộ phận của bánh đai được kiểm tra, điều chỉnh độ chùng đai, độ nghiêng của đai, trượt đai, mòn đai độ đảo bánh đai sau mỗi tháng làm việc.

- Sau 6 tháng làm việc máy được vệ sinh và kiểm tra tổng thể, các ổ lăn được tra lại dầu nhớt, sau đó đưa máy quay lại hoạt động bình thường.

5.4 Các biện pháp cải tiến máy.

Các biện pháp cải tiến:

- Để tăng chắc chắn của máy trộn, ta nên thay khung nhôm bằng khung kim loại nhằm tăng khối lượng của máy giúp máy không bị rung động khi sử dụng đồng thời có độ chắc chắn (Hình 5.28).

Hình 5.28: Khung máy trộn.

- Để tăng khả năng bền cho cơ cấu trộn tại 2 càng chữ C ta nên sử dụng phương pháp đúc, để tăng độ bền cho càng. Có thể tăng kích thước càng theo tỉ lệ để có thể trộn được tăng thể tích trộn bột (Hình 5.29).

Hình 5.29: Càng chữ C.

- Ở mối lắp giữa càng và khung trộn ta nên thay bằng con tán, giúp cố định cứng hơn bền hơn tăng khả năng chịu ma sát (Hình 5.30).

Hình 5.30: Con tán.

- Thiết kế ban đầu trục vẫn chưa đảm bảo được độ bền nhất định, có thể tăng kích thước trục theo tỷ lệ tính toán để có thể tăng khả năng bền của trục đồng thời tăng thể tích khung trộn bột (Hình 5.31).

- Vỏ máy nên được cấu tạo từ Inox không gỉ. Chất liệu Inox mang đến sản phẩm được thiết kế chắc chắn, giúp bảo vệ động cơ tốt hơn khi hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau mà sau thời gian dài sử dụng vẫn giữ nguyên được độ mới và bóng (Hình 5.32).

Hình 5.32: Tấm inox.

- Khung trộn nên thiết kế theo dạng hộp để tạo sự chắc chắn, ngoài ra nên làm nắp gắn với khung trộn thay vì dũng thanh kim loại định vị, sẽ giúp cố định hộp một cách chắc chắn hơn (Hình 5.33).

Hình 5.33: Khung trộn.

- Nên sử dụng hộp kim loại lớn thay vì dùng hộp nhựa, nó sẽ giúp tăng sự cứng vững và sử dụng được lâu dài (Hình 5.34).

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận.

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa qua nhờ sự giúp đỡ của quý thầy cô trong khoa, trong trường cũng như những ý kiến đóng góp rất hữu ích của các bạn sinh viên đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy cô. Chúng tôi đã được ôn lại những kiến thức trong suất 4 năm học ở trường, cũng như học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ việc chế tạo mô hình “MÁY TRỘN BỘT KIM LOẠI”. Đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm ra nguyên lý máy trộn theo dạng hình học Oloid.

- Nghiên cứu đề xuất phương án thực hiện hợp lí.

- Thiết kế các bộ phận thiết bị của máy, mô phỏng và xuất bản vẽ trên phần mềm Inventor 2020 và Autocad 2020.

- Hoàn thành thuyết minh về tính toán và kiểm nghiệm bền các chi tiết của máy.

- Gia công và lắp ráp “Máy trộn kim loại bột” theo yêu cầu bản vẽ đã đề ra ngay từ ban đầu.

- Vì điều kiện thời gian hạn hẹp và nguồn kinh phí thấp nên nhóm chưa tối ưu được máy tốt nhất.

- Máy chạy tương đối ổn định.

 Thiết bị trộn kim loại bột có khả năng:

- Trộn bột kim loại.

- Bột một số chất hữu cơ khác.

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy trộn bột kim loại (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w