CHẠY DÀN LẠNH MINI ÁP TƯỜNG - KÊNH MINI DÀI (Vận tốc gió ra dàn lạnh : v = 3 m/s) Thời P3 gian 13g30 50 13g45 73,5 14g00 73 14g15 72,5 14g30 72 14g45 71,5 15g00 71 15g15 70,5 15g30 70
Từ Bảng 4.1 (Rút ra nhận xét từ bảng) ta có thể nhận thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến các trạng thái nhiệt động của dàn. Điển hình như nhiệt độ môi chất ra khỏi dàn lạnh, nhiệt độ gió ra dàn lạnh và nhiệt độ phòng lạnh.
4.2.2. Quy trình tính toán
Quá trình thực nghiệm cũng như tính toán của nhóm bao gồm 4 bước được trình bày cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định điểm nút của chu trình:
Điểm 2: Từ điểm 1 kẻ đường song song s1 = s2 = const. Điểm cắt của đường p2 với s1=s2 chính là 2. (Trạng thái hơi quá nhiệt ra khỏi máy nén).
Điểm 3: Điểm cắt của p2 và t3 ( trạng thái thoát hơi ra khỏi thiết bị làm mát).
Điểm 4: Từ 3 kẻ đường thẳng h3 = h4 = const. Điểm cắt của p4 = p1 và đường h4 chính là điểm 4. (Trạng thái thoát hơi ẩm của môi chất sau khi qua van tiết lưu).
Bước 2: Xây dựng đồ thị từ các điểm nút của chu trình thu được xác định từ Bước 1.
Bước 3: Lập bảng thông số các điểm nút của chu trình thông qua đồ thị đã xây dựng.
Bước 4: Tính toán các thông số nhiệt động học của chu trình bao gồm: Công nén đoạn nhiệt, công suất nhiệt, năng suất lạnh và hệ số COP của chu trình.
Trong quá trình thực nghiệm nhóm đã vận hành hệ thống điều hòa không khí CO2
giải nhiệt nước và không khí với 7 trạng thái nhiệt độ môi trường với vận tốc gió không đổi 3 m/s. Nên quá trình tính toán nhóm sẽ tính hệ số COP của 7 trạng thái nhiệt độ môi trường theo thời gian để so sánh ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến năng suất lạnh và hệ số hiệu quả năng lượng COP.
Từ các thông số thu thập được từ quá trình thực nghiệm trong Bảng 4.1 ta vẽ được các đồ thị p – h của CO2 các giá trị nhiệt độ. Tương ứng với nhiệt độ 34,5oC tại thời gian 13g45 có các điểm nút của chu trình theo Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Điểm nút của giá trị nhiệt độ t= 34.5oC
Hình 4.1. Đồ thị p-h tại giá trị nhiệt độ môi trường 34.5oC (Vào lúc 13g45 ngày 31 tháng 05 năm 2020)