Phương pháp quan điểm đối lập

Một phần của tài liệu 6.Tai lieu DHDT KQD (Trang 61 - 62)

2. Những yếu tố gây sai lầm khi ra quyết định 1.Về phía cá nhân

3.2. Phương pháp quan điểm đối lập

Đưa ra quyết định theo quan điểm đối lập là nguyên tắc cải thiện vấn đề cũng giống như Mô hình bắt bóng, nhưng lại cần đến 2 nhóm và thông thường là 2 nhóm đối lập nhau sẵn có về cùng một sự việc. Một vài nguyên tắc cần lưu ý khi bạn đang đóng vai trò điều hành tiến trình theo kiểu ra quyết định này như sau: - Hai nhóm nên có được sự đồng đều về mặt số lượng và thời gian giao việc cho

họ là như nhau.

- Mỗi nhóm có trách nhiệm bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải lần lượt theo sự chỉ đạo của người điều hành, có thể là thông qua các cuộc họp. Tuyệt đối không sử dụng từ ngữ, cách thức giao tiếp gây xúc phạm, tổn thương nhau. Như vậy, các cuộc họp lần lượt được tổ chức.

- Cuộc họp cuối cùng là lúc hai nhóm sẽ tìm kiếm những giả định chung. Mục tiêu cuối cùng là cả hai nhất trí về một đề xuất.

Ví dụ:

Phòng Marketing của công ty sản xuất tủ kệ bếp T. đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về việc nên sử dụng ý tưởng của công ty quảng cáo nổi tiếng S. hay một công ty quảng cáo vừa nhưng uy tín, trẻ trung H. Để đi đến quyết định, có được sự đồng thuận mà không có sự áp đặt từ người lãnh đạo, giám đốc Marketing đã thực hiện một kế hoạch như sau:

- Chia phòng Marketing thành 2 nhóm nhỏ, với số lượng thành viên bằng nhau. Trong đó có một nhóm ủng hộ phương án thuê công ty quảng cáo nổi tiếng S (gọi là nhóm A) và nhóm còn lại ủng hộ công ty H (gọi là nhóm B).

- Cả hai nhóm có thời gian chuẩn bị như nhau về những đề xuất cụ thể của mình.

- Nhóm A sau khi nghiên cứu thì đưa ra những đề xuất này cho nhóm B thông qua một cuộc họp. Nhóm B sẽ có trách nhiệm xem xét và gửi phản hồi lại cho nhóm A thông qua một cuộc họp thứ hai.

- Sau đó nhóm A lại tiếp tục suy xét và gửi phản hồi cải thiện cho nhóm B. Và cứ liên tục là những cuộc họp nếu vấn đề chưa được giải quyết.

- Cuộc họp cuối cùng là cuộc họp nhằm tìm kiếm sự tương đồng giữa hai nhóm để từ đó đi đến một quyết định.

Đây chính là quyết định theo kiểu đối lập, nó đã phản ánh được nguyện vọng của mọi người tham gia. Cách thức này bắt buộc tất cả mọi người đều phải tham gia và có trách nhiệm với suy nghĩ của mình, đề xuất tích cực. Cách thức này cũng tránh được những va chạm theo kiểu tranh luận “mặt đối mặt” giữa những thành viên đang có khuynh hướng bất đồng quan điểm.

Một phần của tài liệu 6.Tai lieu DHDT KQD (Trang 61 - 62)