Điều khiển đặc tính hấp thụ bằng góc phân cực của sóng điện từ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu điều khiển đặc tính hấp thụ sóng điện từ của vật liệu biến hóa (Metamaterials) (Trang 51 - 53)

Bên cạnh góc tới của sóng điện từ, góc phân cực của sóng điện từ cũng có thể được sử dụng để điều khiển tính hấp thụ của MA. Trong mục này, cấu trúc MA3 tiếp tục được sử dụng. Điều này một lần nữa cho thấy cấu trúc được lựa chọn ban đầu có tính linh hoạt cao với khả năng thay đổi dễ dàng để phù hợp với các mục đích khác nhau.

Hình 3.12 thể hiện sự thay đổi của phổ hấp thụ khi góc phân cực của sóng điện từ 𝜙 thay đổi. Cụ thể, đỉnh hấp thụ tại 5,56 GHz giảm dần từ 97% xuống chỉ còn 25,7% khi góc phân cực tăng từ𝜙 = 0° đến 𝜙 = 60° và cuối cùng biến mất khi 𝜙 = 90°. Cùng với đó, một hiện tượng ngược lại xảy ra ở vùng tần số 6,9 GHz. Đỉnh cộng hưởng mới được kích thích khi 𝜙 ≠ 0° và cường độ hấp thụ tăng dần khi góc tới của sóng điện từ tăng. Khi 𝜙 = 30°, bắt đầu xuất hiện rõ đỉnh hấp thụ tại tần số 6,9 GHz với độ hấp thụ 25% và tăng dần lên đến 92% khi 𝜙 = 90°. Về bản chất vật lý, sự suy giảm và tăng cường độ hấp thụ của các đỉnh cộng hưởng tương ứng tại 5,56 GHz và 6,9 GHz khi 𝜙 tăng dần có thể được giải thích dựa trên sự phân cực của sóng tới đối với đặc trưng bất đối xứng cấu trúc của MA3. Lưu ý rằng, khi 𝜙 = 90°, MA3 thể hiện tính chất hấp thụ gần như tương tự MA1 với đỉnh hấp thụ tại tần số 6,9 GHz. Khi 𝜙 = 0°, MA3 lại thể hiện tính chất hấp thụ khác với đỉnh hấp thụ tại tần số 5,56 GHz. Điều này được giải thích do ảnh hưởng của trường ngoài đối với cấu trúc MA3 trong hai trường hợp phân cực là khác nhau. Tại 𝜙 = 90°, trường ngoài chủ yếu tương tác với thanh kim loại nằm theo

46

trục ngang của cấu trúc dấu cộng, tương tự như trong trường hợp của cấu trúc MA1, tạo ra cộng hưởng tại 6,9 GHz.

Hình 3.12. Phổ hấp thụ của MA3 khi phâncực sóng điện từ thay đổi.

Khi góc phân cực của sóng điện từ giảm dần từ 90° đên 0°, định hướng của từ trường bị thay đổi, khiến cho tương tác với trường ngoài cũng yếu dần và độ hấp thụ bị suy giảm. Trong khi đó, tại 𝜙 = 0°, trường ngoài chủ yếu tương tác với thanh phần kim loại nằm theo trục dọc của cấu trúc dấu cộng. Do thiết kế đặc biệt của cấu trúc, dòng điện cảm ứng chạy theo trục dọc sẽ phải đi vòng qua khe trống với quãng đường dài hơn. Điều này khiến cho thành phần cảm kháng trong mạch điện tương đương của cộng hưởng tăng lên. Hệ quả là hấp thụ xảy ra tại tần số

47

5,56 GHz, thấp hơn so với 6,9 GHz khi 𝜙 = 90°. Độ hấp thụ tại 5,56 GHz cũng bị suy giảm dần khi góc phân cực của sóng điện từ tăng dần từ 0° đến 90°, do tương tác của trường ngoài yếu dần khi định hướng của từ trường thay đổi.

Ngoài ra, khi thay đổi góc phân cực của sóng điện từ, vùng hấp thụ dải rộng ở lân cận 8,5 GHz cũng có đôi chút thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi độ rộng vùng hấp thụ gần như không đáng kể và ít hơn nhiều so với trường hợp điều khiển góc tới θ.

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, cấu trúc MA3 có thể biến đổi cường độ hấp thụ bằng cách điều khiển góc phân cực của sóng điện từ. Đặc trưng này phù hợp để ứng dụng trong các công tắc dạng bật/tắt hoặc các bộ điều biến cường độ tín hiệu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu điều khiển đặc tính hấp thụ sóng điện từ của vật liệu biến hóa (Metamaterials) (Trang 51 - 53)