I.ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Nếu có thể đo xương máu tiền nhân
Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được
Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng
Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm… Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ
Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù
Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà
Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam
Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát
Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.
(Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, http://thanhnien. vn/van- hoa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?
Câu 3. Nêu tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm” trong bài thơ. Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ bài thơ trên?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm)
Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước?
Câu 2.(5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
- Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hang tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
- Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguỵ không ? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.
- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó ? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được !
- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh…
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
- là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chat, - trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắng man rợ, tàn bạo ?
- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động song gió chứ chú ? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hang chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rôi nuôi con cho đến khi khôn lớncho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sang lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi?
- Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”
( Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn
12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75-76).
Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học.
...
ĐỀ SỐ 16
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản:
Điều cô chưa nói
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa Sau sân trường này sẽ là những ngã ba Các em phải đi và tự mình chọn lựa Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình” Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước Mong em bình tâm trước những điều mất được Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh,
Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ:
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vai trò của sự kiên trì đối với thành công của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà đầy lúng túng, đầy sợ sệt nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:
- Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu xí, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con
trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày
cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
- Lão ta hồi bảy lăm có đi lính ngụy không? Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
- Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính-bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
- Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi.
- Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có được cái nghề lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ?- Tôi hỏi.
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lôi tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh… - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! Đẩu và tôi cùng lúc
thốt lên.”…
( Trích Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu- Ngữ Văn, tập hai, NXBGD 2017).
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
... .
ĐỀ SỐ 17
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh” … Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh được tái hiện trong lời mẹ hát.
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh của người mẹ?
… Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người mẹ được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về quan điểm triết lí nhân sinh của Lưu Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích.
Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!
(Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác)
Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi được tôi đâu, dù tôi chỉ là thân xác..
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi…Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.. Đêm hôm đó suýt nữa thì…
Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày… Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ trách là sao đêm hôm ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này
nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng nhẽ ông không xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái món tiết canh cổ hủ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời đi!
Hồn Trương Ba: Ta...ta... đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ba: (bịt tai lại)Ta không muốn nghe mày nữa!
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi! Ha ha..
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo. Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi.. (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân…Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ts sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ?
Hồn Trương Ba: Nhưng…nhưng..
Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ? (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn.
Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?
Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông. Nghĩa là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một
tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều gì xấu ông cứ đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. hà hà…miễn là.. ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!
Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!
Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và những người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một mà!
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời! Xác hàng thịt (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông.