Lợi ích kinh tế – xã hội:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, đề tài giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp (Trang 36 - 41)

Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục. Những năm qua, Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Việc tìm giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.

Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên vừa giảng dạy văn hóa vừa làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn luôn có tâm nguyện giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, có lí tưởng sống đúng đắn, sống có đạo đức, bản lĩnh, có nhân cách, đặc biệt là luôn luôn có tinh thần lạc quan, vui vẻ khi đến trường, đến lớp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong những năm học gần đây, tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới giờ Sinh hoạt lớp nói riêng trong quá trình lên lớp và thu được những kết quả nhất định. Cụ thể :

- Kết quả giờ sinh hoạt lớp có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng rất tích cực. Những giờ sinh hoạt có đổi mới thực sự về hình thức tổ chức và nội dung, các em học sinh tỏ ra hết sức hào hứng.

- Với những nội dung tổng kết, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập trong tuần, triển khai nhiệm vụ tuần sau, các em lắng nghe nghiêm túc để rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian để còn được tham gia vào các hoạt động tập thể vui tươi bổ ích.

- Với nội dung thứ hai là tổ chức trò chơi, hội thảo chuyên đề... các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình, bởi đây là giờ học mà các em cảm thấy thực sự được học mà

chơi – chơi mà học, được thoải mái, sảng khoái tinh thần mà vẫn lĩnh hội được rất

nhiều tri thức.

- Trên hết là các em được thể hiện mình, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, biết ganh đua lành mạnh. Nếu một bạn mắc lỗi, cả tổ sẽ bị ảnh hưởng, bị mất quyền lợi. Vì thế các thành viên trong tổ sẽ kiểm điểm sâu sắc, ý thức phê bình và tự phê bình của các em được nâng lên rõ rệt.

- Qua việc tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, nhiều em bộc lộ rõ khả năng tổ chức, quản lí, khả năng giao tiếp, văn nghệ, thể thao. Nhiều em vốn tính nhút nhát, thiếu tự tin đã trở nên bạo dạn và tự tin hơn. Nhiều vấn đề khúc mắc trong học tập, trong tâm tư tình cảm, sinh hoạt hàng ngày của các em,... đã được tháo gỡ trong những buổi sinh hoạt cởi mở, chân tình, thân thiện, vui tươi này.

2.3.2.2.2. Khả năng áp dụng.

Sáng kiến này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng việc tạo hứng thú cho HS trong tiết Sinh hoạt lớp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Bởi thế, chúng ta không nên áp dụng các phương pháp, cách thức trên một cách cứng nhắc, mà nên “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đó chính là bản lĩnh của người thầy vì đối tượng tiếp nhận là “con người”.

Để đạt được mục đích giáo dục, giáo viên cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…Bên cạnh đó, muốn duy trì tốt hiệu quả giáo dục, nhất thiết cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác của nhà trường, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường

với Hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương… để tạo sức mạnh đồng bộ trong việc giáo dục thế hệ trẻ cho đất nước.

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên thành công của việc tạo hứng thú cho học sinh ở tiết Sinh hoạt lớp là Ban cán sự lớp, bởi thế, giáo viên chủ nhiệm phải thận trọng cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn đội ngũ này. Và cuối cùng, muốn làm tốt được những điều trên, người GVCN lớp phải là người có tâm, có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp,… góp phần lớn lao vào sự thành công ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học.

2.3.2.2.3. Lợi ích kinh tế – xã hội:

Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục. Những năm qua, Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Việc tìm giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.

Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên vừa giảng dạy văn hóa vừa làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn luôn có tâm nguyện giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, có lí tưởng sống đúng đắn, sống có đạo đức, bản lĩnh, có nhân cách, đặc biệt là luôn luôn có tinh thần lạc quan, vui vẻ khi đến trường, đến lớp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong những năm học gần đây, tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới giờ Sinh hoạt lớp nói riêng trong quá trình lên lớp và thu được những kết quả nhất định. Cụ thể :

- Kết quả giờ sinh hoạt lớp có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng rất tích cực. Những giờ sinh hoạt có đổi mới thực sự về hình thức tổ chức và nội dung, các em học sinh tỏ ra hết sức hào hứng.

- Với những nội dung tổng kết, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập trong tuần, triển khai nhiệm vụ tuần sau, các em lắng nghe nghiêm túc để rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm kịp thời, thực hiện tốt nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian để còn được tham gia vào các hoạt động tập thể vui tươi bổ ích.

- Với nội dung thứ hai là tổ chức trò chơi, hội thảo chuyên đề... các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình, bởi đây là giờ học mà các em cảm thấy thực sự được học mà

chơi – chơi mà học, được thoải mái, sảng khoái tinh thần mà vẫn lĩnh hội được rất

nhiều tri thức.

- Trên hết là các em được thể hiện mình, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, biết ganh đua lành mạnh. Nếu một bạn mắc lỗi, cả tổ

sẽ bị ảnh hưởng, bị mất quyền lợi. Vì thế các thành viên trong tổ sẽ kiểm điểm sâu sắc, ý thức phê bình và tự phê bình của các em được nâng lên rõ rệt.

- Qua việc tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, nhiều em bộc lộ rõ khả năng tổ chức, quản lí, khả năng giao tiếp, văn nghệ, thể thao. Nhiều em vốn tính nhút nhát, thiếu tự tin đã trở nên bạo dạn và tự tin hơn. Nhiều vấn đề khúc mắc trong học tập, trong tâm tư tình cảm, sinh hoạt hàng ngày của các em,... đã được tháo gỡ trong những buổi sinh hoạt cởi mở, chân tình, thân thiện, vui tươi này.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, đề tài giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp (Trang 36 - 41)