Chỉ báo kỹ thuật phản ánh một chuỗi các giá trị được tính toán từ giá chứng khoán, khối lượng giao dịch, hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác bằng các công thức toán học. Mục đích của việc xây dựng các chỉ báo kỹ thuật là để cảnh báo, xác lập, hoặc dự báo xu thế giá chứng khoán.
Có rất nhiều chỉ báo và theo thời gian các chỉ báo mới có thể được tiếp tục tạo ra. Một số chỉ báo được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật hiện nay là:
(1) Đường trung bình động (MA)
(2) Đường trung bình động hội tụ / phân kỳ (MACD)
(3) Chỉ số biên độ biến động giá Bollinger (Bollinger Band - BB) (4) Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
(5) Động lượng (Momentum) và tốc độ thay đổi giá (Rate of Price-ROC) (6) Chỉ số lưu lượng/ dòng tiền (MFI)
Trong các chỉ báo nêu trên, 3 chỉ báo đầu (1), (2) & (3) thuộc nhóm chỉ báo xu thế; chỉ báo (4), (5) thuộc nhóm chỉ báo động lượng; chỉ báo (6) thuộc nhóm chỉ báo sức mạnh Đường trung bình động (MA)
Bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân của chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định.
Đường trung bình động (Moving Average - MA) là công cụ phản ánh xu thế chung của từng cổ phiếu. Yếu tố quan trọng trong tính toán MA là xác định khoảng thời gian. Việc lựa chọn cho mỗi số trung bình động phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Khoảng thời gian phổ biến thường được sử dụng để tính MA là 10 ngày, 20 ngày, 25 ngày, 50 ngày, 200 ngày...
Ý nghĩa
MA là chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi xu hướng biến động giá chứng khoán và sự đảo chiều của những xu hướng này.
MA có tác dụng làm nhẵn các số liệu biến động của giá chứng khoán để dễ phân tích, loại bỏ những biến động nhỏ giúp nhà phân tích có cái nhìn chính xác về xu thế chính của thị trường.
o Một số đường MA cơ bản
Đường trung bình động giản đơn (SMA)
SMA (Simple Moving Average) của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của nó trong khoảng thời gian nhất định rồi chia tổng tìm được cho khoảng thời gian tính toán (số ngày trong khoảng thời gian tính MA còn gọi là độ trễ). n i i 1 SMA P / n Trong đó:
Pi là mức giá đóng cửa ngày i, n là thời gian tính toán (số ngày).
Đường trung bình động mũ (EMA)
EMA (Exponential Moving Average) của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hôm nay với giá trị SMA ngày hôm qua của chính loại chứng khoán đó theo một tỷ trọng nào đó.
Nhiều nhà đầu tư không quen với việc sử dụng tỷ lệ phần trăm nên sử dụng công thức chuyển đổi sau:
Tỷ lệ phần trăm = 2 / (1+n)
Một số nhà phân tích khác tính EMA theo công thức sau:
EMA (hiện tại) = [Giá hiện tại – EMA (trước đó)] x số nhân + EMA (trước đó) Trong đó: Số nhân = 2 / (1+ n) n là thời gian tính toán, hay thời kỳ trễ
o Các chỉ báo từ đường MA
Đường MA xu thế lên / xuống => giá chứng khoán lên / xuống Đường giá ở trên / dưới đường MA => xu thế giá tăng / giảm Điểm cắt giữa MA ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn ở trên => giá tăng
=> SMA hay EMA? Thực tế cho thấy EMA nhạy cảm hơn nhưng có thế cho báo hiệu không chính xác.
Ngoài ra, người ta còn có thể tính toán và phân tích các đường trung bình động khác như Đường trung bình động tuyến tính có trọng số (WMA), Đường trung bình động biến đổi (VMA), Đường trung bình động hồi quy theo thời gian (TMA).
Đường trung bình động hội tụ / phân kỳ (MACD)
Ý nghĩa
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là chỉ báo cho thấy sự quy tụ hay phân kỳ của trung bình chuyển động.
MACD cho sự khẳng định dấu hiệu thị trường khi đường MA ngắn hạn giao nhau với đường MA dài hạn.
o Các loại đường MACD MACD chuẩn
MACD được xây dựng bởi Gerald Appel trong những năm 1950. MACD chuẩnlà trung bình động mũ EMA 26 ngày và 12 ngày.
Để nhận biết dấu hiệu biến động giá người ta thường sử dụng đường tín hiệu EMA 9 ngày. Khi MACD chuẩn cắt lên trên hoặc xuống dưới đường EMA 9 => dấu hiệu giá tăng hoặc giảm.
MACD chuẩn dao động quanh 0.
MACD > 0 => EMA 12 cao hơn EMA 26.
MACD > 0 và tăng => tốc độ thay đổi của EMA 12 nhanh hơn EMA 26 => giá sẽ tăng và ngược lại.
o Đường MACD - Histogram
MACD - Histogroam do Thomas Aspray xây dựng năm 1986. MACD-H = MACD (26,12) – EXP (9)
Ý nghĩa của đường MACD-H
MACD-H phản ánh độ lệch giữa hai đường MACD và đường tín hiệu của nó. Khi nào MACD xuyên chéo qua đường tín hiệu thì MACD-H xuyên chéo qua đường số 0. MACD-H được dùng để dự báo trước sự thay đổi trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
=> Tín hiệu từ đường MACD-H
Tín hiệu tăng giá khi MACD-H hình thành phân kỳ dương và MACD hướng lên trên đường tín hiệu.
Tín hiệu giảm giá khi đường MACD-H hình thành một phân kỳ âm và MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường tín hiệu.
Chỉ số biên độ biến động giá Bollinger (Bollinger Band - BB)
Bollinger Band là miền thể hiện sai lệch xung quanh giá trị trung bình (SMA) và được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhất định phía trên và phía dưới đường MA. Chỉ số Bollinger do John Bollinger xây dựng, bao gồm 3 phần:
o Trung bình động giản đơn (SMA)
o Giới hạn trên (upper band): SMA + 2 x độ lệch chuẩn
o Giới hạn dưới (lower band): SMA – 2 x độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn đo lường mức độ biến động của giá. Khi giá tăng/giảm mạnh thì giới hạn biên sẽ lớn. Bollinger gợi ý sử dụng SMA (20, 2). Trong thực tế tùy theo tình hình thị trường mà lựa chọn khoảng thời gian thích hợp.
Ứng dụng:
o Khoảng 70% giá của cổ phiếu nằm trong dải BB
o Khi giá đi lên dải trên:
Tiếp tục => báo hiệu xu thế giá tiếp tục tăng Đảo chiều => cảnh báo về sự suy giảm
o Khi giá đi xuống dải dưới: ngược lại
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
RSI (relative streng index) còn gọi là Hệ số tương quan do J.Welles Wilder đưa ra năm 1978. RSI là một chỉ số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán nhất định, hoặc của cả thị trường. Đây là chỉ số leading khá phổ biến đo lường phần tương quan giữa tăng giá với giảm giá trong khoảng thời gian nhất định. RSI được đo theo thang độ từ 0% đến 100% và lấy hai đường 30% và 70% làm hai đường chỉ báo kỹ thuật. Wilder gợi ý lấy 14 thời điểm (giá đóng cửa của 14 ngày).
Công thức tính RSI: 100 RSI 100 1 RS
Trung bình các m giá óng c a t ng c a n ngày RS
Trung bình các m giá óng c a gi m trong n ngày
øc ® ö ¨ ñ øc ® ö ¶ P t ng / ni RS P gi m / ni ¨ ¶
Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của chứng khoán đó giảm (Bearish).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống. Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm – dấu hiệu nên bán ra.. Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đầu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên. Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng - dấu hiệu nên mua vào.
Ngoài quan điểm trên, một số nhà phân tích khác sử dụng ngưỡng 80/20 thay vì ngưỡng 70/30.
Động lượng (Momentum) và tốc độ thay đổi giá ROC (Rate of Change)
Ý nghĩa
Động lượng và tốc độ thay đổi giá là 2 chỉ số đo lường xu hướng tăng tốc hoặc giảm tốc của giá trong một chu kỳ tăng giá hoặc giảm giá; nó là các chỉ số dẫn dắt (leading) vận động giá, thể hiện tốc độ thay đổi, hay độ dốc của đường giá chứng khoán.
o Cách tính Momentum: xác định bởi tỷ lệ phần trăm giữa hai mức giá đóng cửa ở 2 thời điểm với khoảng thời gian cố định.
Pclose
momentum 100%
Pclose c ch x ngày
¸
Pclose Pclose c ch x ngày
ROC 100%
Pclose c ch x ngày
¸
¸
o Dấu hiệu: mua khi momentum âm, bán khi momentum dương
o Cách tính ROC: ROC Pt Pt n Trong đó: Pt là giá ngày t, Pt-n là giá ngày t-n
Chỉ số lưu lượng tiền MFI (Money Flow Index)
MFI do Quong/Soudack xây dựng.
MFI đo sức mạnh của dòng tiền vào và ra với một loại chứng khoán và chú ý đến trọng số là khối lượng chứng khoán giao dịch. MFI được đo lường trong thang độ từ 0 đến 100 và thường được sử dụng chu kỳ là 14 ngày. MFI được xác định theo công thức sau: MFI 100 ( 100 )
1 MR
Trong đó: MR = Tổng luồng tiền dương / Tổng luồng tiền âm Luồng tiền = Giá điển hình theo ngày × Khối lượng giao dịch Giá điển hình = (Giá cao + Giá thấp + Giá đóng cửa ) / 3
Dấu hiệu: Cầu về một loại chứng khoán được đánh giá là quá lớn (mua quá - Over bought) khi chỉ báo MFI cắt đường 80 từ dưới lên, đó là tín hiệu để nhà đầu tư bắt đầu bán ra.. Khi MFI cắt đường 20 từ trên xuống được cho dấu hiệu cung đang quá lớn (bán quá - over sold), đó là tín hiệu để nhà đầu tư bắc đầu mua vào..