tiện tích trữ và phun thức ăn bằng khí nén cho từng lồng nuôi cũng như công nghệ sản xuất thức ăn nuôi hải sản ngay trên biển.
Phát triển các công nghệ thu hoạch bằng bơm hút cá chuyên dụng (thay vì đánh lưới), các công nghệ tiên tiến bảo quản và vận chuyển sống và tươi các hải sản giá trị cao, công nghệ giữ siêu tươi và cấp đông nhanh trên biển; công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng làm sẵn và ăn liền; các công nghệ tinh chiết các chế phẩm gía trị cao phục vụ y khoa, mỹ phẩm, dược phẩm.
Công nghệ sinh hóa chiết suất và tinh chế các chế phẩm sinh học, sinh hóa có giá trị cao từ các hải sản và tận dụng tối đa phụ liệu, phế liệu hải sản, tiến đến xây dựng một ngành công nghiệp không chất thải.
Công nghệ số tự động hóa nuôi biển trong việc tự động quan sát lưới, tình trạng vật nuôi, theo dõi phân tích tính ăn của vật nuôi, tự động điều chỉnh việc cung cấp thức ăn, vị trí lồng bè, thu thập thông số môi trường biển, cảnh báo tình hình an ninh.
Tuy vậy, phát triển nuôi biển công nghiệp không phải là nhiệm vụ của riêng ngành thủy sản hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mà là sự nghiệp chung của tất cả các ngành kinh tế biển và nhiều ngành khác.
Do đó, phương thức tích hợp đa ngành sẽ biến nuôi biển công nghiệp thành “dây lạt xanh” mềm mại và bền chặt để kết nối, huy động và tập trung các nguồn lực tổng hợp thực hiện có hiệu quả và phát huy tác dụng của cuộc cách mạng to lớn này.
Ngành nuôi hải sản phải áp dụng phổ cập công nghệ nuôi đa loài tích hợp (IMTA) trong cùng một khu vực biển (cá, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển) để tận dụng tối đa chuỗi thức ăn và tương tác có lợi giữa các loài nuôi, vừa giảm được sức tải môi trường, hạn chế ô nhiễm biển. Nuôi biển cũng cần tích hợp giữa nuôi biển trên biển (ở đới ven bờ, xa bờ, viễn dương), nuôi trong lòng biển (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy và trên nền đáy biển) và nuôi biển trên bờ.
Trong đó, ngành dầu khí phối hợp với nuôi biển nghiên cứu các phương án khả thi sử dụng các dàn khoan dầu khí trên biển đã khai thác hết làm các trung tâm dịch vụ hậu cần cho nuôi biển công nghiệp xa bờ trong khu vực biển sâu chung quanh các dàn khoan, vừa giảm được chi phí tháo dỡ, vừa tăng hiệu quả đầu tư.
VSA cũng đã kiến nghị Chính phủ tổ chức xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phát triển Nuôi biển Công nghiệp đến năm 2030, thiết lập khung chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển cộng đồng doanh nghiệp nuôi biển (giao quyền sử dụng, cho thuê mặt nước biển.
Hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng trung dài hạn, ưu đãi thuế); hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nuôi biển (từ sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ), cơ chế khuyến khích tích hợp đa ngành và hợp tác quốc tế để tranh thủ các công nghệ hiện đại, bảo đảm khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tiến hành xây dựng Quy hoạch không gian các vùng biển xa bờ và hải đảo căn cứ trên việc đánh giá sức tải môi trường các vùng biển; đồng thời thiết lập Hệ thống quốc gia Giám sát và Cảnh báo Môi trường biển… (Tin Tức 8/9, Văn Hào)
27
ĐBSCL: Tôm thẻ cỡ lớn tăng giá mạnh
Hiện nay ở khu vực bán đảo Cà Mau giá tôm sú vẫn giữ mức cao, tôm thẻ các loại cỡ (size) lớn giá tăng lên mạnh. Thị trường xuất khẩu tôm có dấu hiệu lạc quan.
Sau một tháng thị trường tôm xuất khẩu ảm đạm, hiện các loại tôm thẻ nguyên liệu cỡ lớn đều có giá bán tăng.
Tại Sóc Trăng, giá niêm yết của 2 DN chế biến thủy sản xuất khẩu thu mua tôm thẻ nguyên liệu, loại A1, cỡ 20-30-40 con/kg tăng khá mạnh. Tôm cỡ 30 con/kg giá 168.000 đ/kg (so với đầu tháng 8/2019 giá 160.000 đ/kg). Tôm 40 con/kg giá 146.000 đ/kg (so với đầu tháng 8/2019 giá 137.000 đ/kg). Trong khi các loại tôm sú và tôm thẻ cỡ nhỏ vẫn đứng mức cao tương đương cùng kỳ tháng trước. Nguyên do tôm thẻ bật tăng giá mạnh trở lại được các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm phân tích: Ấn Độ từng được xem là vựa tôm cỡ lớn mấy năm qua.
Tuy nhiên, năm nay tôm nuôi ở Ấn Độ hiện bị bệnh phân trắng diện rộng, khiến tôm không lớn và thiệt hại. Từ đó dẫn tới thiếu tôm cỡ lớn và sản lượng tôm nuôi dự kiến giảm 30%. Nhiều khách hàng đã chuyển qua tìm mua tôm từ Việt Nam. Do đó tôm cỡ lớn lên giá. Giá bán tôm cỡ lớn hiện tăng khoảng 1 USD/kg cho các hợp đồng mới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang cần mua tôm sú cỡ lớn như mấy năm trước, giá cao. Dự báo tháng 9/2019 kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng lên. (Nông Nghiệp Việt Nam 8/9,
Hữu Đức) đầu trang
Thái Bình: Thu tiền tỷ từ việc nuôi tôm cho ăn thêm tỏi ngâm
Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc sử dụng loại enzim (EM) được chế biến từ tỏi, mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của chị Nguyễn Thị Thủy ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, trước đây chị Nguyễn Thị Thủy đã có nhiều năm gắn bó với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như nuôi gà, nuôi lợn thịt… Song thị trường biến động đã không ít lần làm cho những cố gắng của chị Thủy “đổ sông, đổ bể”.
Điển hình như năm 2017, với đàn lợn nái 10 con, lợn thịt 40 con nhưng chị Thủy phải chịu lỗ hơn 70 triệu đồng do giá lợn xuống thấp. Từ đó, chị Thủy quyết định tập trung vào nuôi tôm chứ không đầu tư tràn lan. Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm của các hộ xung quanh, nhận thấy, do người dân lạm dụng quá nhiều kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao.
28
Một góc khu ao nuôi tôm “không kháng sinh” của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy.
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn nghề nuôi tôm ở địa phương, chị Thủy đã tích cực tìm đọc các tài liệu về khoa học kỹ thuật với quyết tâm để đàn tôm trong ao phát triển khỏe mạnh, an toàn và sạch bệnh. Đặc biệt, năm 2017, chị được tham gia lớp tập huấn khoa học kỹ thuật do Đoàn Thanh niên huyện Tiền Hải tổ chức. Sau đó, chị Thủy mạnh dạn áp dụng những kiến thức được tập huấn về nuôi tôm an toàn theo hướng hữu cơ vào quá trình nuôi tôm của gia đình trên diện tích 3,5 ha.
Theo đó, với 3,5 ha ao đầm nuôi tôm, chị Nguyễn Thị Thủy chia làm 3 ao nuôi, các ao đều có hệ thống xử lý chất thải, lắng lọc riêng và bắt đầu chế biến chế phẩm từ tỏi để nuôi tôm. Enzim (EM) tỏi được sản xuất từ EM gốc ngâm ủ với bột tỏi.
EM gốc là một chế phẩm sinh học với 80 loại vi sinh vật có ích thuộc nhóm vi khuẩn lactic, vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn nấm men. Để tăng hiệu quả trong nuôi tôm, chị Thủy sử dụng EM gốc trộn với rượu và nước mía ngâm ủ yếm khí trong 2 ngày, sau đó trộn hỗn hợp chế phẩm này với tỏi đã xay nhuyễn rồi ngâm ủ trong 1 tuần để tạo ra EM tỏi cho tôm ăn.
Kết quả thu được nằm ngoài mong đợi của chị. Đàn tôm nuôi trong ao có sức đề kháng tốt, sinh trưởng nhanh; năng suất tôm tăng đáng kể và nhất là tôm khi thu hoạch hoàn toàn không có tồn dư kháng sinh, an toàn, sạch bệnh.
29
Theo chị Thủy, tỏi có chứa Alixin là kháng sinh có khả năng kháng virus lây bệnh, glucozo và enlin có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, tỏi còn chứa các loại vitamin và khoáng chất giúp cho tôm tăng sức đề kháng và phòng được một số bệnh về tiêu hóa. Tuy thời gian triển khai chưa lâu nhưng mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của chị Nguyễn Thị Thủy đã cho hiệu quả rõ rệt.
Bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học Enzim (EM) tỏi thay thế kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, mô hình đã mở ra hướng phát triển hiệu quả và bền vững cho nông dân trong nuôi trồng thủy sản.
Được biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt của huyện Tiền Hải là hơn 3.100 ha; trong đó riêng xã Nam Phú có trên 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Song do thói quen sản xuất, hiện nay người dân chủ yếu nuôi tôm quảng canh và bán thâm canh kết hợp với nuôi cua, cá và trồng rong câu.
Đối với con tôm thường bị bệnh còi cọc do nhiễm MBV, bệnh mềm vỏ, bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân và hội chứng chết sớm do chất lượng giống không bảo đảm; lạm dụng kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng; ô nhiễm môi trường nước, biến đổi khí hậu… Vì vậy, mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của chị Nguyễn Thị Thủy được coi như một bước đột phá, mở ra cơ hội lớn cho nghề nuôi tôm ở địa phương. (Dân Việt 8/9, Tạ Quang Đạo) đầu trang
KHAI THÁC THỦY SẢN
“Giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương (bài 4)
Gần 20 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội
thảo bàn về câu chuyện phát triển nghề câu cá ngừ đại dương bền vững. Còn trên thực tế, ngư dân vẫn đang phải “bấm bụng” sản xuất, toàn bộ chi phí bị hao hụt đến 40% sau thu hoạch. Để “giải cứu” nghề đánh bắt cá ngừ đại dương, cần phải giải quyết ba vấn đề căn bản nhất: Đó là, bảo quản tốt chất lượng cá ngừ sau thu hoạch; đảm bảo giá thu mua tại cảng và thị trường xuất khẩu. Nếu không có giải pháp đồng bộ, hàng nghìn chiếc tàu kiên cường bám đại dương sẽ có nguy cơ nằm bờ dài hạn.
Bài 4: Phải thanh lọc trong “đau đớn”
“Một con cá ngừ đại dương Việt Nam có trọng lượng gần 300kg chỉ bán được với giá 37 triệu đồng, trong khi đó, một con cá ngừ đại dương của Nhật Bản nặng 270kg lại có giá 70 tỉ đồng. Điều này thể hiện đẳng cấp kinh tế, trình độ kinh tế, nó là tiêu chuẩn, quy chuẩn, cách thức, kỹ năng hội nhập. Cần nhận diện thật rõ hội nhập, hoàn thiện thể chế, chuyển đổi phương thức, hệ thống kinh tế, liên kết chất lượng sản phẩm” - đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn so sách thực tế và đưa ra giải pháp đầy thuyết phục.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ tiếp: “Một chuyên gia Nhật Bản góp ý với tôi: “Tại sao giá cá ngừ của Việt Nam rẻ? Vì chúng ta làm nhiều quá”. Làm vừa phải nhưng chất lượng cao nhất sẽ chi phối thị trường thì mới gọi là hiệu quả bền vững, là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bây giờ, chúng ta không phải cứ nai lưng làm thục mạng, nhưng giá trị lại không cao”.
Cắt giảm số tàu khai thác
Việt Nam đã ký kết với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Cả hai khu vực thực thi hiệp định này chiếm trên 30% GDP toàn cầu, 35% hàng hóa giao dịch thương mại toàn cầu. Đây là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng.
Bốn khâu quan trọng mà Bộ trưởng Cường đưa ra là: “Tiêu chuẩn, quy chuẩn, cách thức, kỹ năng hội nhập” giống như thước đo để áp dụng vào mọi quy trình thực tế: Sản xuất - bảo quản - chế biến. Điều đó đòi hỏi cả ngư dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần có thay đổi lớn mới thích ứng được hội nhập kinh tế thế giới.
Năm 2017, ao nuôi tôm của chị Thủy đạt sản lượng hơn 4 tấn tôm, đạt doanh thu gần 500 triệu đồng. Năm 2018, với việc tăng mật độ nuôi, sau 3 lứa tôm, chị Thủy thu hoạch khoảng 10 tấn, doanh thu gần 1 tỷ đồng. Đặc biệt là môi trường ao nuôi luôn sạch, tôm khỏe nhờ sử dụng EM tỏi.
30 Thạc sĩ Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam nói: “Tại sao trước đây, ngư dân câu cá ngừ tỉnh Phú Yên đi khai thác bình thường đã đạt 3 tấn cá/chuyến biển. Đỉnh điểm, họ đã khai thác đến 5 tấn/chuyến. Giá bán từ 150.000 - 170.000 đồng/kg, dân làm có lãi cao. Bây giờ, ngư dân Phú Yên làm không nổi 1 tấn cá/chuyến. Trước đây, cả Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, chỉ có khoảng 500 tàu câu cá ngừ đại dương. Từ khi chuyển sang dùng ánh sáng đèn dẫn dụ cá về khu vực tàu để câu, ngư dân đã đầu tư nhiều, nên số tàu tăng vọt lên trên 3.000 chiếc. Chỉ có Việt Nam mới phát triển nghề cá nhân dân, nên nó tự hại nhau cả ngoài biển và trên bờ”.
- Nếu không phát triển nghề cá nhân dân, theo ông, phát triển theo kiểu gì? - Tôi hỏi ngược lại.
- Phát triển nghề cá nhân dân không có kiểm soát. Nghĩa là ngư dân không cần xin phép trước, mà cứ thoải mái đóng tàu theo ý thích của mình, sau đó, cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép khai thác cho họ. Chính quyền địa phương xem đó là thành tích nổi bật của mình, cuối năm đọc báo cáo, dẫn số liệu thật “kêu”. Hiện nay mới thấy nghịch lí, số tàu khai thác tăng, nhưng chất lượng và giá trị sản phẩm lại giảm, ảnh hưởng uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam.
- Hiện tại, nó đã rối như “gà mắc tóc”, chẳng lẽ không có giải pháp hữu hiệu nào?
- Phải chấp nhận “đau đớn” để sàng lọc bớt số lượng tàu đánh cá có thân ngắn, máy công suất nhỏ. Nhiều nước trên thế giới, số lượng tàu câu cá ngừ không nhiều như ta. Quá nhiều tàu đánh bắt, nên loại cá “nhóc con” cũng không tha. Kích cỡ cá ngừ từ 40-150kg/con, xuất khẩu nguyên con bán ở thị trường quốc tế với giá lợi nhuận lớn. Muốn có một nghề câu cá ngừ đại dương phát triển bền vững, lâu dài, cần tổ chức lại nghề câu cá ngừ đại dương. Phải thay đổi mạnh mẽ, từ khâu quản lý đến khai thác, thực hiện nghiêm việc cấp hạn ngạch khai thác hàng năm cho các địa phương. Đặt chất lượng cá sau thu hoạch lên hàng đầu, khi đó mới có cơ hội xuất khẩu cá nguyên con sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... Lúc này mới đẩy giá thành lên cao được.
Muốn giá cao phải “bay thẳng”
Kỹ sư Yukio Kikuchi, Tổng giám đốc Công ty Yanmar (Nhật Bản) tại Việt Nam, chỉ ra một điểm yếu của ngành cá ngừ: “Đặc trưng lớn nhất của Việt Nam là có nguồn cung cá ngừ lớn, đi kèm với giá gia công, chế biến rẻ, nên các doanh nghiệp trong nước tập trung phát triển ngành xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đã gia công, chế biến dưới dạng đông lạnh. Trong tương lai, các quy định về việc nhập khẩu cá ngừ qua chế biến ở các nước trên thế giới sẽ thắt chặt hơn, lúc đó, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có hướng phát triển sản phẩm cá ngừ thay thế, xuất khẩu cá nguyên con, bay thẳng sang thị trường Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ... Khó khăn ở miền Trung Việt Nam hiện nay là cách trở đường hàng không. Xuất một con cá ngừ từ Bình Định hoặc Nha Trang, phải bay vào thành phố Hồ Chí Minh rồi chuyển sang máy bay khác. Tăng thêm chi phí và thủ tục. Giải pháp lớn và đồng bộ, phải nâng cao chất lượng cá tốt, đủ số lượng chuyến bay, sẽ thiết lập một chuyến bay vận tải đi thẳng từ các tỉnh có cá ngừ, sang thị trường nước ngoài luôn. Làm được như thế này, giảm chi phí giá thành, tăng