Nội dung kiện toàn tổ chức bộ máy theo chức năng:

Một phần của tài liệu Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế (Trang 30 - 34)

3.3.1/ Về chức năng nhiệm vụ:

- Đề nghị Nhà nước bổ sung chức năng điều tra, khởi tố về thuếc ho cơ quan thuế.

- trình Chính phủ và các ngành có liên quan quy định chi tiết và trình tự, thủ tục và thẩm quyền cưỡng chế thu nợi thuế, đồng thời quy định cụ thể, chi tiết chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ.

- Quy định lại một cách rõ rang chức năng, nhiệm vụ của các Ban, các bộ phận trong cơ quan thuế phù hợp với cơ chế quản lý thuế theo chức năng.Cụ thể:

*/ Chức năng xây dựng chính sách, chế độ về thuế (những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế) phải quy về một đầu mối (Ban pháp chế chính sách thuộc Tổng cục) để tập trung nghiên cứu các chính sách thuế, phí và lệ phia nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn, không chồng chéo (gồm cả chính sách thuế Tài sản và thu khác).

*/ Riêng đối với thuế thu nhập cá nhân: Do đặc thù là đối tượng quản lý rất rộng, phương pháp quản lý phức tạp nên cần có bộ phận riêng thực hiện chức năng xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đối với loại thuế này.

*/ Bổ sung và quy định rõ rang hơn chức năng pháp chế, chức năng giải quyết khiếu nại tố cáo. Chức năng pháp chế là thẩm tra các văn bản trả lời chế độ chính sách, tư vấn cho cá bộ phận trong cơ quan thuế. Chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo là giải quyết các vấn đề về thuế với đối tượng

nộp thuế tại Toà án khi có tranh chấp, khiếu kiện; giải quyết khiếu nại tố cáo về việc các bộ phận của cơ quan thuế, công chức thuế làm không đúng bổn phận, chức năng, nhiệm vụ, vi phạm pháp luật và xâm phạm các quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân. Về nguyên tắc. hai tổ chức này phải được tách thành 2 chức năng độc lập và giao cho 2 bộ phận đảm nhiệm. Song trước mắt, tuỳ từng cấp quản lý và để đảm bảo bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có thể tại cục thuế 2 chức năng này được giao cho 1 bộ phận đảm nhiệm

*/ Củng cố chức năng tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế, đảm bảo mọi dịch vụ công cho đối tượng nộp thuế đều thuộc bộ phận này (ban tuyên truyền- hỗ trợ thuộc tổng cục và phòng tuyên truyền- hỗ trợ thuộc cục thuế) đảm nhiệm.

*/ Tách riêng chức năng thanh tra, kiểm tra thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ thành 2 chức năng độc lập.

*/ Chức năng quản lý thu nợ thuế: Từ trước đến nay, chức nay đã được thực hiện song chưa phân định rõ thuộc bộ phận nào đảm nhiệm, do đó hiệu quả của quản lý nợ còn thấp, không xác định được từng món nợ, tuổi nợ… mà đây là một chức năng quan trọng của quản lý thuế. Vì vậy, cần quy định lại một cách rõ rang phạm vi, nội dung của công tác quản lý nợ và giao cho1 bộ phận đảm nhiệm.

*/ Chức năng xử lý tờ khai, kế toán thuế và chức phát triển tin học phải được tách ra thành 2 chức năng quản lý độc lâp và giao cho mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng. Trong đó, chức năng xử lý tờ khai, kế

3.3.2/ Về tổ chức bộ máy:

Hình thành bộ máy quản lý thuế, trong đó cơ cấu gồm các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản (tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế, xử lý tờ khai thuế, cưỡng chế, thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, điều tra khởi tố vi phạm về thuế ) và một số bộ phận thực hiện các chức năng tham mưu khác. Những chức năng quản lý thuế đã thực hiện độc lập (tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế) thì tiếp tục củng cố, những chức năng chưa độc lập (xử lý tờ khai và dữ liệu vè thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thu nợ) thì thành lập bộ phận riêng để thực hiện. Cụ thể:

- Thành lập trung tâm hỗ trợ đối tượng nộp thuế tự động (trả lời tự động) thuộc ban tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

- Tách phòng tin học- xử lý dữ liệu tại cục thuế, thành lập phòng riêng thực hiện chức năng xử lý tờ khai thuế.

- Thành lập mới hệ thống quản lý nợ và cưỡng chế thu thuế trong toàn ngành thuế (ban quản lý nợ thuộc tổng cục thuế làm nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ. Phòng cưỡng chế thu nợ thuộc cục thuế làm nhiệm vụ thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ).

- Kiện toàn lại hệ thống thanh tra để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế.

- Thành lập 1 tổ chức trực thuộc tông cục thuế để thực hiện chức năng điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế khi chức năng này được giao cho cơ quan thuế (Chức năng này đang được dự thảo trong luật quản lý thuế).

- Thành lập ban khởi tố về thuế tại tổng cục thuế để thực hiện chức năng xử lý khiếu nại, tố cáo tố tụng về thuế; tại cục thuế thành lập phòng pháp chế và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

- Củng cố ban quản lý thuế thu nhập cá nhân tại tổng cục và thành lập phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các nhân để thực hiện quản lý thuế theo chức năng đối với thuế thu nhập cá nhân.

- Kiện toàn các bộ phận chức năng tham mưu và chức năng thanh tra nội bộ về các chức năng này (không thành lập tổ chức thanh tra nội bộ riêng mà tất cả các bộ phận thuộc cơ quan thuế đều có trách nhiệm kiểm tra cán bộ thuế hoặc cơ quan thuế cấp dưới trong việc thực hiện quy trình, quy phạm quản lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn); thu hẹp đến mức hợp lý các bộ phận phục vụ nội bộ ngành như: Tài vụ, quản trị, quản lý ấn chỉ …

- Tiến tới thành lập bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế lớn tại tổng cục thuế làm nhiệm vụ quản lý thuế đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia… Xây dựng bộ phận này đủ lớn cả về số lượng cán bộ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý nhằm nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả đối với các doanh nghiệp lớn- chiếm phần lớn số thu về thuế của cả nước.

- Tại chi cục thuế: giảm tối đa đầu mối quản lý thuế xã, phường, trên cơ sở thực hiện uỷ nhiệm thu 1 một số khoản thu cho uỷ ban nhân dân phường, xã để chống thất thu ngân sách và giảm chi phí

quản lý thuế, gắn việc chi tiêu ngân sách với quản lý thu trên địa bàn xã phường.

Thực hiện theo các nội dung trên, các ban quản lý doing nghiệp tại tổng cục, các phòng quản lý doanh nghiệp tại cục thuế sẽ được sáp nhập, chuyển giao nhiệm vụ và tăng cường cán bộ cho các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế như: Thanh tra, tuyên truyền- hỗ trợ, cưỡng chế thu nợ, pháp chế- chính sách, dự toán … Cơ cấu nguồn nhân lực được phân bổ cho các bộ phận đảm nhiệm các chức năng quản lý thuế cơ bản như sau:

+ Lãnh đao: 10% + Tuyên truyền: 25% + Xử lý dữ liệu: 15% + Cưỡng chế, thu nợ: 10% + Thanh tra: 30% + Phục vụ (hậu cần): 10%

Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy được thực hiện theo lộ trình thích hợp, bảo đảm bộ máy quản lý thuế vừa gọn nhẹ, tinh giản, vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế. Song không gây xáo trộn công tác quản lý của ngành và bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước giao.

Một phần của tài liệu Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w