Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc kế hoạch hóa gia đình và

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành xã hội học thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất ở gia đình nông thôn hiện nay (Trang 48 - 56)

hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã coi trọng chăm sóc SKSS là trách nhiệm của cả nam giới và phụ nữ. Nam giới phải chia sẻ với phụ nữ trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái, kế hoạch hóa gia đình cũng như các hành vi sinh sản. Phụ nữ và nam giới đều có quyền được thông tin, lựa chọn và tiếp cận những biện pháp chăm sóc SKSS một cách an toàn và có hiệu quả nhất. Các cặp vợ chồng được quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và quyết định số lượng con trong gia đình của mình. Trong thực tế, nam giới thường chi phối những công việc trên và gần như chủ động hoàn toàn về tình dục. Do đó, việc lôi cuốn nam giới vào chăm sóc SKSS là rất cần thiết thông qua các vai trò là bạn tình, là chồng, là cha, là thành viên

trong gia đình…nhằm thực thi quyền bình đẳng về giới và sinh sản. Nam giới là người bạn đời trong hoạt động tình dục và sinh sản nên họ phải được chia sẻ một cách công bằng và có trách nhiệm để tranh nguy cơ mắc bệnh và biến chứng về sức khỏe người phụ nữ. Họ cũng cần có trách nhiệm trong việc chăm sóc SKSS, điều đó có nghĩa là phải đảm bảo an toàn trong tình dục, không để có thai ngoài ý muốn, không gây đau đớn, không làm tổn thương đến thể chất cũng như tinh thần, cùng thảo luận thương lượng để chọn lựa các biện pháp tránh thai hợp lí và sinh con theo ý muốn của cả hai.

2.2.1 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong tái sản xuất sinh học: Quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số lượng con trong gia đình, chia sẻ trong quá trình sinh đẻ

Trước đây, nhiều người chồng nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng sa, nam giới thường không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc người phụ nữ khi mang thai hay chăm sóc con nhỏ. Không ít nam giới đã có hành vi bạo lực với người vợ vì lí do thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mặt khác, những suy nghĩ lệch lạc về giới của xã hội cũng góp phần tăng sức ép tâm lí của người phụ nữ về trách nhiệm của mình. Lo nghĩ làm sao thực hiện tốt các chức năng truyền thống của người vợ, người mẹ trong gia đình trở thành gáng nặng của rất nhiều người phụ nữ.

Sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản còn được thể hện qua yếu tố tâm lí là sự yêu thích con trai. Nói cách khác, một bộ phận phụ nữ không có quyền tự quyết định về số con trong quá trình sinh đẻ do sức ép của chồng, của gia đình nhà chồng. Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển các vấn đề liên quan đến kế hoạch hóa gia đình cũng có kết quả khả quan hơn, đã có sự bình đẳng trong quan niệm cả hai cùng bàn bạc, chia sẻ các vấn đề đó trong gia đình, thể hiện qua số liệu ở bảng sau :

Bảng 2.4. Phân công việc sử dụng biện pháp tránh thai và quyết định số con giữa vợ và chồng trong gia đình (%).

Sử dụng biện pháp

tránh thai Quyết định số con

Số lượng % Số lượng % Chồng 29 14.5 49 24.5 Vợ 39 19.5 10 5.0 Cả hai 105 52.5 136 68.0 Không ai/người khác 27 13.5 5 2.5 Tổng 200 100.0 200 100.0

Trong các gia đình được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, đối với quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số con đều do cả hai vợ chồng cùng quyết định. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ. Ngày nay, quyền quyết định về số con là do cả hai vợ chồng cùng quyết định chiếm tỉ lệ khá cao là 68.5% và quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai cũng do cả hai vợ chồng quyết định chiếm tỉ lệ 52.5%. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua đây ta cũng thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con và sử dụng các biện pháp tránh thai giữa vợ và chồng trong gia đình.

2.2.2 Mức độ chia sẻ của người chồng trong quá trình sinh đẻ

Một biến số mới được tạo ra từ việc gán điểm cho các hoạt động cụ thể 1. Kiểm tra sức khỏe thai nhi/Đưa đi khám định kì; 2. Chuẩn bị đồ ăn cho bà bầu; 3. Tham gia các chương trình giành cho bà bầu và thai nhi; 4. Pha sữa cho con; 5. Nấu bột/cháo cho con; 6. Thay đồ cho bé; 7. Tắm cho con; 8. Giặt quần áo cho con và vợ trong thời kì thai sản; 9. Đưa con tiêm phòng định kì; 10. Trông con với các mức độ chia sẻ theo thang điểm “Rất thường xuyên = 5 điểm”; “Thường xuyên = 4 điểm”; “Thỉnh thoảng = 3 điểm”; “Hiếm khi = 1 điểm”; “Không bao giờ = 0 điểm”. Như vậy, điểm cao nhất trong từng việc là

5 điểm và thấp nhất là 0 điểm, điểm càng cao càng chứng tỏ sự chia sẻ của người chồng với người vợ là thường xuyên và ngược lại. Kết quả phân tích số liệu thể hiện ở bảng thống kê điểm số Bảng 2.5

Bảng 2.5. Mô tả thống kê về điểm số cho sự chia sẻ của người chồng trong quá trình sinh đẻ của người vợ

Mean 1. Kiểm tra sức khỏe thai nhi/Đưa đi khám định kì 3.310

2. Chuẩn bị đồ ăn cho bà bầu 3.075

3. Tham gia các chương trình giành cho bà bầu 1.780

4. Pha sữa cho con 3.350

5. Nấu bột/cháo cho con 3.040

6. Thay đồ cho bé 2.770

7. Tắm cho con 2.645

8. Giặt quần áo cho con và vợ trong thời kì thai sản 2.800

9. Đưa con tiêm phòng định kì 3.495

10. Trông con 3.675

Bảng số liệu này cho thấy có những người chồng chia sẻ rất thường xuyên với vợ trong quá trình sinh đẻ ở từng việc cụ thể, nhưng cũng có những người chồng không hề tham gia vào các việc cũng như không chia sẻ với vợ trong quá trình sinh đẻ. Tuy nhiên, tính trung bình trong từng hoạt động cụ thể thì không có hoạt động nào đạt được sự chia sẻ của người chồng ở điểm số lớn nhất (4 – 5 điểm) là rất thường xuyên hoặc thường xuyên, như vậy, thông thường các ông chồng thỉnh thoảng chia sẻ với vợ trong các hoạt động cụ thể này. Trong số những việc tham gia ở mức độ trung bình là trông con, đưa vợ khám thai định kỳ, nấu đồ ăn cho vợ, pha sữa, nấu cháo, đưa con đi tiêm phòng; bên cạnh đó, những hoạt động mà người chồng tham gia với điểm số rất thấp đó là Tham gia các chương trình giành cho bà bầu; Thay đồ cho bé; Tắm cho con; Giặt quần áo cho con và vợ trong thời kì thai sản.

Trong quá trình sinh đẻ, người chồng không chỉ có trách nhiệm sinh sản mà còn có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Đây là giai đoạn khó khăn đối với cả hai vợ chồng, khi mà người vợ phải chăm con, bế con…thì công việc nội trợ và công việc nhà cần có sự chia sẻ của người chồng. Theo như xã hội truyền thống xưa, người vợ trong quá trình sinh đẻ vừa phải thực hiện công việc trông con, chăm con vừa phải thực hiện công việc nội trợ, gia đình. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, trình độ học vấn của con người cũng được nâng cao, người chồng đã ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò của mình, phụ giúp vợ làm những công việc gia đình, thể hiện rõ nét ở biểu 2.4 :

Theo kết quả phân tích trên, ta thấy mức độ người chồng tham gia vào công việc sinh đẻ và chăm sóc con cái là rất cao, có tới 6/10 công việc người chồng thường xuyên làm việc như đưa đi kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì,

chuẩn bị đồ ăn cho bà bầu, pha sữa cho con, giặt tã lót, đưa tiêm phòng định kì, trông con với tỉ lệ tương ứng là 45.5%, 45%, 39.5%, 33.5%, 43.5%, 48.5%. Điều này chúng tỏ, người chồng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của thời kì sinh sản, quan tâm chăm sóc đến chế độ dinh dưỡng của bà mẹ và con cái, chia sẻ các công việc với vợ để giảm bớt gánh nặng, đó là một bước tiến lớn trong công cuộc thực hiện bình đẳng giới hiện nay.

Tuy nhiên, đối với các công việc như tham gia các chương trình giành cho bà bầu, nấu cháo bột cho con, thay đồ và tắm cho con thì tỉ lệ người chồng đảm nhiệm rất thấp. Đa số họ trả lời là thỉnh thoảng mới giúp vợ những công việc đó, khi họ rảnh với tỉ lệ tương ứng là 33.5%, 34.5%, 42%, 50%. Như vậy, ta có thể thấy tỉ lệ người chồng ít chia sẻ các công việc trên với vợ là rất cao, một phần cũng do ảnh hưởng của các lễ giáo phong kiến ăn sâu trong nhận thức coi đó là việc của người phụ nữ phải làm, một phần cũng do điều kiện kinh tế, sự phát triển của truyền thông còn hạn chế. Ví dụ như công việc tham gia các chương trình giành cho bà bầu, thì đa số người trả lời là nông dân hay công nhân nên họ không có thời gian để tham gia các chương trình này. Hay một lí do khác là do sự thiếu hụt của đội ngũ nhân viên y tế tư vấn về vấn đề này, các chương trình giành cho bà bầu không diễn ra thường xuyên và liên tục nên người trả lời chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của các vấn đề này.

*Mức độ định kiến trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động sinh đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một biến số mới được tạo ra từ việc gán điểm cho tổng các hoạt động cụ thể (10 hoạt động): 1. Kiểm tra sức khỏe thai nhi/Đưa đi khám định kì; 2. Chuẩn bị đồ ăn cho bà bầu; 3. Tham gia các chương trình giành cho bà bầu và thai nhi; 4. Pha sữa cho con; 5. Nấu bột/cháo cho con; 6. Thay đồ cho bé; 7. Tắm cho con; 8. Giặt quần áo cho con và vợ trong thời kì thai sản; 9. Đưa con tiêm phòng định kì; 10. Trông con với các mức độ chia sẻ theo thang điểm “Rất thường xuyên = 5 điểm”; “Thường xuyên = 4 điểm”; “Thỉnh thoảng = 3

điểm”; “Hiếm khi = 1 điểm”; “Không bao giờ = 0 điểm”. Như vậy, tổng điểm cho 10 hoạt động thì điểm cao nhất là 50 điểm và thấp nhất là 0 điểm, điểm càng cao càng chứng tỏ sự chia sẻ của người chồng với người vợ là tham gia làm nhiều việc và ở mức độ thường xuyên và ngược lại. Theo đó, ở mức điểm 0 – 20 điểm được coi là “Tham gia ít việc, hiếm khi tham gia”; mức điểm 21 – 35 điểm được coi là “Tham gia ở mức độ trung bình”; ở mức 36 – 50 điểm được coi là “Thường xuyên làm nhiều việc” và kết quả phân tích số liệu thể hiện ở bảng thống kê điểm số Bảng 2.6

Bảng 2.6. Bảng thống kê mô tả điểm số về số lượng công việc và mức độ tham gia của người chồng liên quan đến sinh đẻ

Mean Số lượng việc tham gia và mức độ tham gia của người chồng

vào các việc liên quan đến sinh đẻ 29.9

Số liệu bảng 2.6 cho thấy, có những người chồng không hề tham gia vào bất cứ việc gì liên quan đến quá trình sinh sản được liệt kê trong bảng hỏi nhưng cũng có người chồng tham gia ở mức cao nhất, thường xuyên làm tất cả các việc chia sẻ cùng vợ trong quá trình sinh đẻ. Tuy nhiên, tính trung bình thì sự tham gia của người chồng trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt ở mức trung bình. Điều này được thể hiện rõ trong Biểu 2.4

Biểu 2.4. Mức độ tham gia và số lượng việc mà chồng tham gia liên quan đến sinh đẻ (%)

Theo kết quả này thì ta thấy, công việc sinh đẻ và chăm sóc con cái bước đầu đã nhận được sự chia sẻ của người chồng. Tỉ lệ người chồng tham gia vào làm thường xuyên các công việc gia đình trong quá trình vợ mang thai, sinh con và chăm con là tương đối cao, với 31%, trong khi đó tỉ lệ người chồng ít tham gia hoặc hiếm khi tham gia vào các công việc gia đình trong quá trình sinh đẻ chiếm 17%. Như vậy, mức độ chia sẻ của người chồng là tương đối cao, có đến 6/10 công việc người chồng tham gia được đánh giá là thường xuyên, bước đầu thu hẹp khoảng cách giữa hai giới. Mặc dù sự chia sẻ của nam giới được đánh giá có sự tiến triển hơn trước nhưng tính trung bình thì mức độ tham gia của người chồng vẫn ở mức trung bình, với tỉ lệ tương ứng là 52%.

Như vậy, việc sinh con, nuôi con và chăm con được coi là công việc của hai giới, nhưng sự tham gia của người chồng cũng chỉ ở mức tương đối, đa số vẫn do người vợ đảm nhận là chính. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát chúng ta cũng ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của người chồng tham gia vào các công việc gia đình trong quá trình vợ mang thai, sinh con và chăm con.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành xã hội học thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất ở gia đình nông thôn hiện nay (Trang 48 - 56)