Nhận thức của đồng chí về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự (15 điểm)?

Một phần của tài liệu Bài dự thi Cuộc thi viết tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (Trang 29 - 32)

trong bảo vệ an ninh, trật tự (15 điểm)?

- An ninh quốc gia được hiểu là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ an ninh bao gồm: bảo vệ chế độ chính trị là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia...

- Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đầu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội. Đây là tổng thể các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân...

- Quần chúng nhân dân là nền tảng, là chỗ dựa, là cội nguồn của mọi sức mạnh to lớn, là lực lượng giữ vai trò quyết định thành công của sự nghiệp bảo vệ an nỉnh, trật tự. Trong toàn bộ hoạt động, Đảng ta luôn quán triệt tư trởng “lấy dân làm gốc”; xác định cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong bài nói chuyện tại trường trung cấp khóa 2, năm 1951, Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải dựa vào dân, không được rời xa dân.

Nếu không thể thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, Tr.270). Chính vì vậy, Người luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân và luôn tìm cách phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự ở Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.

- Vai trò, sức mạnh quần chúng nhân dân, trước hết được quyết định về số lượng. Hồ Chí Minh đã so sánh: “Nhân dân ta có hàng chục triệu người,

có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, tr.498). Quần chúng nhân dân được ở khắp mọi nơi, tận rừng sâu, núi cao, nơi biên cương, ngoài hải đảo... Nghĩa là tất cả những nơi mà tội phạm và các hành vi vi phạm có thể xảy ra, nói chung đều có mặt quần chúng nhân dân. Khi quần chúng nhân dân được giáo đục, đề cao cảnh giác, tích cực và nhiệt tình đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự thì khó có hành vì vi phạm nào có thê tránh khỏi sự phát hiện của họ.

- Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của quần chúng nhân dân còn thể hiện ở nội dung, chất lượng về tỉnh thần làm chủ, ý thức cảnh giác cách mạng của những chủ nhân đất nước, chủ thể của nền an ninh, trật tự. Hồ Chí Minh ví yếu tố chất lượng này như một bức tường thành bảo vệ Tổ quốc, như là mạng lưới vô hình thiên la địa võng mà mỗi khi có nó thì không kẻ địch nào trốn thoát được. Người khẳng định: “Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ

an ninh, vì trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người. Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quân chúng” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, Tr.77).

- Như vậy, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự thành công của sự nghiệp bảo vệ an nỉnh, trật tự; vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, là so nguồn của mọi sức mạnh trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; vừa đông về số lượng, vừa mạnh về chất lượng, vừa có thế chiến lược. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, lực lượng CAND không ngừng gắn bó máu thịt với Nhân dân; xác định Nhân dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng bảo vệ và luôn coi trọng việc phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Nhiều mô hình, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (Nguồn: Internet)

- Trong những năm qua, ở nhiều địa phương, quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia vào các mô hình, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Các mô hình, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã

phát huy hiệu quả, có sức lan tỏa và được chính quyền và quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Quần chúng nhân dân đã tích cực cung cấp thông tin và trực tiếp tham gia đầu tranh, phòng chống tội phạm, các hành vi vì phạm pháp luật, bảo vệ an ninh, trật tự; tích cực tham gia công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi, thanh thiếu niên hư, người phạm tội trở về; tích cực tham gia hòa giải, giải quyết những vụ việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài, những vụ đền bù khi giải toả và bố trí tái định cư, những vẫn đề bức xúc trong Nhân dân... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có thái độ bàng quan, chưa nhận thức hết được vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự; chưa tích cực, coi việc phát huy vai trò quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ an nỉnh, trật tự...

Một phần của tài liệu Bài dự thi Cuộc thi viết tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w