Tầm quan trọng của công tác dân tộc

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 12_PH (Trang 27)

Những năm gần đây, nhiều cuộc xung đột dân tộc, xung đột tôn giáo hay đan xen giữa dân tộc và tôn giáo diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành yếu tố gây mất ổn định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ chức lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, làm tụt hậu kinh tế, rối loạn xã hội, thậm chí lật đổ chế độ của một quốc gia. Vì vậy, dân tộc luôn là vấn đề mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và an ninh xã hội của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung nếu không được giải quyết đúng đắn. Đặc biệt, ở quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, nhiệm vụ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, ổn định xã hội và đoàn kết các dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Lĩnh vực dân tộc luôn tiềm ẩn các vấn đề “nhạy cảm”, thường đan xen với những vấn đề trong đời sống xã hội hàng ngày, nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc, ít nhiều tác động tiêu cực đối với sự ổn định chính trị - xã hội, thậm chí ảnh hưởng đến sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.

Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc) cùng nhau sinh sống với truyền thống đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”(1). Trong nhiều năm qua, các thế lực phản động, thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để âm mưu chống phá cách mạng nước ta, diễn biến phức tạp xảy ra chủ yếu ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc(2).

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chưa quan tâm đúng mức đến việc kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là việc bố trí cán bộ chủ chốt của cơ quan làm công tác dân tộc(3).

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 12_PH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)