Hiện đại hóa nền hành chính

Một phần của tài liệu BAO_CAO_CHI_SO (Trang 32)

So với năm 2018, nội dung hiện đại hóa nền hành chính được đánh giá thông qua 5 tiêu chí (trong đó có 3 tiêu chí kế thừa năm 2018 và bổ sung thêm 2 tiêu chí) gồm: (1) Ứng dụng công nghệ thông tin; (2) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, (3) Thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI), (4) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định, (5) Tác động của cải cách đến hiện đại hóa hành chính. Đây là nội dung có chỉ số thấp nhất trong 8 nội dung đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương với chỉ số trung bình chung đạt 62.25%.

Kết quả chỉ số nội dung hiện đại hóa nền hành chính cho thấy việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc giữa các đơn vị không đồng đều. Khoảng cách chênh lệch giữa đơn vị có chỉ số cao nhất và đơn vị có chỉ số thấp nhất của cấp tỉnh cao, chênh 35.60%, cấp huyện chênh 13.35%.

Đối với cấp tỉnh

Chỉ số trung bình về hiện đại hóa nền hành chính đạt 65.55% (giảm 12.74% so với năm 2018), trong đó chỉ số thành phần áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO (9001) đạt cao nhất (88.30%), ứng dụng công nghệ thông tin đạt 69.80%, thấp nhất là tiêu chí tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích đạt 8.77% và tiêu chí cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 18.82%. Đánh giá tác động của CCHC đến hiện đại hóa qua điều tra xã hội học đạt 73.51%.

Các đơn vị có chỉ số đạt từ 70% trở lên gồm Thanh tra tỉnh và các sở: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính và Ngoại vụ7. Các đơn vị có

Một phần của tài liệu BAO_CAO_CHI_SO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)