II. Phần II: Tự luận Câu 1. Câu 1.
a. Tập tính là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Lấy ví dụ về hai loại tập tính trên. b. Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu?
Câu 2.
a. Cho hai loài thực vật: loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12 và loài B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Hãy trình bày các phương pháp có thể tạo ra thể song nhị bội có số nhiễm sắc thể bằng 28 từ hai loài trên.
b. Cho phép lai P: ♀ aaBB x ♂ AAbb thu được F1. Ở thế hệ F1 thấy xuất hiện tổ hợp gen aBb. Giải thích cơ chế phát sinh tổ hợp gen trên? (Biết rằng không xảy ra đột biến gen).
Câu 3.
Xét 3 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: Gen 1 quy định màu hoa có 3 alen C1; C2; C3 với tần số tương ứng là 0,4 ; 0,3 ; 0,3. Gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen B và b, trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6; ở giới cái là 0,8 và tần số b ở giới đực là 0,4; ở giới cái là 0,2. Gen 3 quy định hình dạng lá có 5 alen A1; A2; A3; A4; A5. Giả thiết các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể.
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 4.
a. Kể tên và nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa?
b. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên, thậm chí lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu?
c. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại nhận định: “Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể”. Hãy giải thích nhận định trên.
Câu 5.
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tính theo lý thuyết, hãy xác định:
a. Tần số hoán vị gen ở F1.
b. Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh ngắn, mắt trắng và tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ ở F2.
ĐÁP ÁN I. Phần I: Trắc nghiệm I. Phần I: Trắc nghiệm 1 A 2 A 3 D 4 D 5 C 6 A 7 B 8 B 9 C 10 B
11 B 12 A 12 A 13 C 14 B 15 C 16 D 17 C 18 A 19 C 20 C 21 D 22 B 23 C 24 B 25 D 26 D 27 D 28 A 29 A 30 A 31 A 32 C 33 A 34 C 35 B 36 B 37 D
38 B
39 D
40 D
II. Phần II: Tự luận
Câu Nội dung
Câu 1 a.
- Khái niệm: Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. - Phân biệt
Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, mang tính bản năng, đặc trưng cho loài.
Được hình thành trong quá trình sống, có sự học tập, rút kinh nghiệm thông qua các hoạt động thực tế.
Không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống.
Là chuỗi phản xạ không điều kiện. Là chuỗi phản xạ không điều kiện. Các hoạt động của cơ thể xảy ra liên tục
theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích.
Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện luyện tập và biểu hiện khác nhau trước cùng một kích thích.
- VD:
+ Tập tính bẩm sinh: + Tập tính học được:
Chú ý : HS lấy được 1 trong 2 ví dụ đúng cho điểm tối đa
b. Vai trò của gan trong điều hòa glucôzơ máu:
- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glucôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định. - Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.
Câu 2 a. Các phương pháp tạo ra thể song nhị bội có số nhiễm sắc thể bằng 28:
P: Loài A (2n=12) x Loài B (2n=16) Gp: n=6 n=8 F1: 14 (gồm 6A+8B) bất thụ
Đa bội hóa
(12A+16B)
Thể song nhị bội hữu thụ chứa 28 NST -Phương pháp dung hợp tế bào trần
+ Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào loài A và loài B bằng enzim
+ Dung hợp hai tế bào trần đó trong môi trường đặc biệt để tạo thành tế bào lai có bộ NST bằng 28 (12A+16B)
+ Nuôi tế bào lai trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.
b. Giải thích cơ chế phát sinh tổ hợp aBb - TH1: - TH1:
+ Tổ hợp gen (aBb) là thể đột biến lệch bội (2n-1)
+ Do trong quá trình giảm phân ở cơ thể ♂ cặp NST mang cặp gen (AA) không phân li trong giảm phân tạo giao tử (n-1)b và (n+1)AAb
+ Qua thụ tinh giữa giao tử (n-1) b được sinh ra từ cơ thể ♂ với giao tử bình thường (n) aB được sinh từ cơ thể ♀tạo hợp tử (2n-1) aBb.
- TH2:
+ Tổ hợp gen (aBb) là thể đột biến mất đoạn mang gen A
+ Trong quá trình giảm phân ở cơ thể ♂ đã có sự rối loạn trong quá trình tiếp hợp của giảm phân dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn tạo giao tử (n) b
+ Qua thụ tinh giữa giao tử ♂(n) b với giao tử bình thường (n) aB được sinh ra từ cơ thể ♀ tạo hợp tử(2n-1) aBb.
Câu 3 a. Số kiểu gen trong QT: 6.3.15 = 270 kiểu gen
b. Thành phần kiểu gen quy định màu hoa khi quần thể đạt TTCB di truyền: 0,16C1C1+0,09C2C2+0,09C3C3+0,24C1C2+0,18C2C3+0,24C1C3= 1 0,16C1C1+0,09C2C2+0,09C3C3+0,24C1C2+0,18C2C3+0,24C1C3= 1
c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền cân bằng di truyền
- Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối: (0,6.0,8) BB + (0,6.0,2+0,8.0,4) Bb + (0,4.0,2) bb = 1 0,48 BB + 0,44 Bb + 0,08 bb = 1
-Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây khi quần thể đạt TTCB di truyền: Ta có: PB = (0,48 + 0,42) : 2 = 0,7 ; qb = 1 – 0,7 = 0,3
0,49 BB + 0,42 Bb + 0,09 bb =1
Câu 4 a. Kể tên và nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa
+ Kể tên đủ 5 nhân tố tiến hóa
+ Đột biến tạo ra nhiều alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. + CLTN quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
+ Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+ Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần số KG đồng hợp tử và giảm dần số KG dị hợp tử.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi đột ngột ngột tần số các alen, làm ảnh hưởng đến vốn gen của quần thể.
b. Vì:
- Cá thể có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều cá thể. Đột biến tạo nên rất nhiều alen đột biến trên mỗi thế hệ.
- Qua sinh sản tạo các biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới nên gen đột biến lại không có hại.
- Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu hình, qua sinh sản thường biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp.
- Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST, nói chung chúng ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với đột biến NST.
c. Giải thích nhận định:
- Những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình giúp tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì cá thể đó sẽ có nhiều cơ hội đóng góp các gen của mình cho thế hệ sau.
- Ngược lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi và khả năng sinh sản kém thì tần số alen quy định các kiểu hình này sẽ ngày một giảm ở các thế hệ sau.
Câu 5 a.Tần số HVG ở ruồi cái F1
Từ P => F1 có KG: ab AB XDXd và ab AB XDY
F1 x F1 => F2: Xám, dài, đỏ ( A-;B-)XD = (0,5 +0,5.ab) x 3/4 = 0,4875
ab = 30% là giao tử liên kết. Vậy f = 100% - (30% x2) = 40%
b.Xác định tỉ lệ kiểu hình
- Đen, ngắn, đỏ = 11,25%
5. ĐỀ 5 Câu 1: Câu 1:
Dựa vào những hiểu biết về cơ chế di truyền và biến dị, hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây: a) Đặc điểm nào của mã di truyền là bằng chứng chứng minh các sinh vật trên trái đất được phát sinh từ một tổ tiên chung?
b) Trong quá trình nhân đôi ADN của vi khuẩn E. coli, tại sao quá trình tổng hợp mạch ADN mới cần có đoạn mồi? Tại sao đoạn mồi lại là ARN?
c) Nêu 2 yếu tố đảm bảo cho trình tự nuclêôtit trên mARN được dịch chính xác thành trình tự axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
d) Tại sao phần lớn đột biến gen được phát hiện trong tự nhiên đều là đột biến thay thế cặp nuclêôtit? e) Tại sao đột biến đảo đoạn NST có thể gây bất thụ cho thể đột biến?
g) Một thể đột biến dạng tam bội (3n) của một loài thực vật (có bộ NST 2n = 22) tiến hành giảm phân tạo giao tử. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử bình thường (n) tạo ra là bao nhiêu?
Câu 2:
Hình bên là sơ đồ mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong tế bào của một loài sinh vật. Quan sát sơ đồ và cho biết:
a) Loài sinh vật này là sinh vật nhân sơ hay sinh vật nhân thực? Giải thích.
b) Các chữ cái A, B, C trong sơ đồ tương ứng với đầu 3’ hay đầu 5’ của chuỗi pôlinuclêôtit?
c) Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ribôxôm nào (1, 2 hay 3) có số axit amin nhiều nhất?
Câu 3:
a) Một tế bào có kiểu gen AB
ab tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, khoảng cách di truyền giữa gen A và gen B là 30 cM. Theo lí thuyết, xác suất để quá trình giảm phân của tế bào này xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
b) Ở một loài thực vật, đột biến mất đoạn chứa gen D ở một trong hai chiếc của cặp NST tương đồng số 20 làm thay đổi hình dạng của lá nhưng cây vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Tuy nhiên, các hợp tử mang đột biến mất đoạn đồng thời ở cả hai NST trong cặp tương đồng số 20 đều bị chết. Một cây bị đột biến mất đoạn chứa gen D có lá bị biến dạng thực hiện tự thụ phấn, theo lý thuyết, tỉ lệ cây con có lá bình thường được tạo ra ở đời F1 là bao nhiêu?
Câu 4:
Lá của cây Phong đỏ (Acer rubrum) có dạng xẻ “răng cưa” dọc theo mép lá. Người ta nhận thấy diện tích và số lượng “răng” của các cây sống ở miền bắc khác so với các cây sống ở miền nam. Để xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, người ta thu hạt của 4 quần thể sống ở 4 vùng khác nhau (Ontario - Canada,
Pennsylvania, Nam Carolina và Florida – Mỹ) đem gieo trong 2 khu vực, đó là đảo Rhode (miền bắc) và Florida (miền nam).
Hai năm sau khi gieo, số lượng và diện tích “răng” lá ở các cây con được thống kê ở bảng dưới đây:
Nơi thu hạt
Diện tích trung bình của một răng (cm2)
Số lượng răng trung bình trên một cm2 lá
Đảo Rhode Florida Đảo Rhode Florida
Ontario (43,320 Bắc) 0,017 0,018 3,9 3,2
Pennsylvania (42,120 Bắc) 0,020 0,014 3,0 3,5
Nam Carolina (33,450 Bắc) 0,024 0,028 2,3 1,9
Florida (30,650 Bắc) 0,027 0,047 2,1 0,9
Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết sự khác biệt về diện tích và số lượng “răng” lá là do nguyên nhân di truyền hay nguyên nhân môi trường hay cả hai? Giải thích.
Câu 5:
Ở một giống vật nuôi, xét một gen nằm trên NST thường có hai alen là A và a. Trong một trang trại, người ta đếm được số lượng các cá thể với các kiểu gen tương ứng như sau:
Kiểu gen AA Aa aa
Số lượng cá thể
Con đực 200 400 200 Con cái 360 720 120 Cho rằng các cá thể trong trang trại đã tập hợp thành một quần thể. a) Xác định tần số alen A và a của từng giới và của quần thể.
b) Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 như thế nào?
Câu 6:
Ở một loài động vật, cho lai giữa một cá thể có kiểu hình lông đen, chân cao với một cá thể có kiểu hình lông xám, chân cao, F1 thu được tỉ lệ: 45% lông đen, chân cao : 5% lông đen, chân thấp: 21% lông xám, chân cao: 4% lông xám, chân thấp: 9% lông trắng, chân cao: 16% lông trắng, chân thấp.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen nằm trên NST thường quy định, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến trong giảm phân của hai giới đều giống nhau, số lượng cá thể sinh ra là đủ lớn. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng và kiểu gen của hai cá thể đem lai.
Câu 7:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho lai giữa hai cây đều có kiểu gen Aa, F1 thu được tỉ lệ 65 cây thân cao : 16 cây thân thấp. Biết rằng các giao tử mang alen a có hiệu suất thụ tinh thấp hơn các giao tử mang alen A, nhưng sức sống và khả năng sinh giao tử của các cá thể là giống nhau. Nếu hiệu suất thụ tinh của các giao tử mang alen A bằng 1 thì hiệu suất thụ tinh của các giao tử mang alen a bằng bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung
Câu 1
a) Tính phổ biến b)
- Cần đoạn mồi vì: enzim ADN polimeraza chỉ có thể kéo dài mạch mới khi có sẵn đầu 3’OH, đoạn mồi giúp cung cấp đầu 3’OH
- Đoạn mồi là ARN vì đoạn mồi được tổng hợp nhờ enzim ARN polimeraza, enzim này chỉ lắp ráp các ribo nuclêôtit thành mạch pôlinuclêôtit.
c) 2 yếu tố gồm:
- Hoạt động của enzim Aminoacyl – tARN syntestaza - Nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã với bộ ba mã hóa d) Vì:
- Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân đột biến. - Đột biến thay thế thường ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. e) - Đảo đoạn gây bất thụ vì đảo đoạn làm rối loạn quá trình tiếp hợp NST trong giảm phân,