Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: .ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN. Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUỐC TUẤN (Trang 44 - 52)

Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6

lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu….

Thực trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu

Không chỉ vậy, kết quả những nghiên cứu sinh học quốc tế gần đây đều cho thấy hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học của trái đất đang đứng trước mối đe dọa. Hiện nay trên thế giới có từ 10 đến 50 triệu loài động thực vật, tuy nhiên cứ qua mỗi ngày trên hành tinh lại có ba loài động vật bị biến mất.

Cá heo Baiji: Loài vật này - còn có tên cá heo Dương Tử do được tìm thấy ở sông Dương Tử, Trung Quốc - có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trong số những động vật có vú sống dưới nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng đã thực sự biến mất.

Các nhà sinh vật dự báo, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2020 ước tính 5- 10% số loài sinh vật trên thế giới sẽ bị biến mất và vào năm 2050 số loài bị tiêu diệt tăng lên đến 25%.Cụ thể: 17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật – là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) Với tình trạng này thì 30 năm tới, có khoảng trên 60.000 loài động thực vật bị tuyệt diệt.

Ếch sậy (Hyperolius sp)và Đại bàng săn cá Madagascar là một trong số những loài đang bị đe

dọa suy giảm số lượng trên toàn thế giới.

Tồi tệ hơn, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, loài người sẽ không có cơ hội nhìn thấy cá trong các đại dương vào năm 2050.

Tình trạng khai thác cá ngừ quá mức có thể khiến loài này bị tận diệt trên toàn thế giới.

Mới đây, vào tháng 05/2010, các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã phải xác nhận thất bại trong cam kết đưa ra vào năm 2002 về việc giảm đáng kể tỷ lệ suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu vào

năm 2010.

Điều này đang gây ra những thiệt hại đáng kể cho thế giới như thiếu lương thực, lũ lụt và thiên tai nhiều hơn, các chi phí tiêu dùng gia tăng….

Chưa bao giờ, bức tranh đa dạng sinh học trên toàn thế giới lại u ám như hiện nay. Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm loài.

Tại Việt Nam:

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay đang suy giảm với tốc độ nhanh. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, giảm thiểu diện tích và chính điều này đã tác động mạnh tới tài nguyên nước, các hệ sinh thái và môi trường nhiều nơi.

Cụ thể:

Theo thống kê của Bộ TN&MT, trong gần 50 năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm gần 3/4. Độ che phủ rừng năm 2005 đạt ở mức 37% diện tích tự nhiên và mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt ở mức 42%. Tuy nhiên, chất lượng rừng ngày càng suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng.

Điều đáng lo là rừng ngập mặn ở Việt Nam đang trên đà suy thoái. Tổng diện tích rừng còn khoảng 155.290 ha và trung bình mỗi năm mất khoảng 4.400 ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nguyên sinh không còn. 62% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại.

Nạn khai thác rừng gây mất ĐDSH

Hiện nay, cả nước có 2.360 con sông, 10 lưu vực sông có diện tích hơn 10.000km2; tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm là 880 tỷ m3. Về nước ngầm, nước động thiên nhiên khoảng 50 tỷ đến 60 tỷ m3 và trữ lượng có thể khai thác khoảng 10 tỷ đến 12 tỷ m3 và hiện chỉ có khoảng 20% dự trữ nước ngầm đang được khai thác. Với sự suy giảm đa dạng sinh học nhanh như hiện nay, theo các chuyên gia về nước và môi trường thì tình trạng khan hiếm nước vào mùa khô đang dần

Khan hiếm nước do khai thác quá mức và biến đổi khí hậu

Như đã đề cập ở phần trước, số lượng loài sinh vật trong sinh quyển đã được xác định 1.392.485 cũng chỉ là tương đối. Theo UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô tả lên đến 1.750.000 loài, dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài.

Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.

Nhóm loài số loài tuyệt chủng đã biết ước tính số

loài

% số loài bị tuyệt chủng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lục địa đảo đại dương tổng cộng

Thú 30 51 4 85 4.000 2,1 Chim 21 92 0 113 9.00 1,3 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,3 ĐV lưỡng cư 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 1 0 23 19.100 0,1 ĐV không XS 48 48 1 98 1.000.000 0,2 TV có hoa 245 139 0 384 250.000 0,2

Nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang trên đà suy thoái nghiêm trọng.

Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Hổ loại động vật đang nằm trong sách đỏ của Việt Nam

Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà.

Hình ảnh một số loài đọng vật đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam:

Tê giác java và heo vòi đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam

Tê giác 1 sùng và tê giác 2 sừng đã bị tuyệt chủng tại Việt Nam

Việc săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra làm cho quần thể động vật hoang dã đang dần bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

Nạn săn bắn động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam

Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: .ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN. Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUỐC TUẤN (Trang 44 - 52)