- Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
- Chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
2.4. Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng với từ 15 - ≤ 125 ca xác định lây truyền thứ phát trong huyện (ở 01 địa bàn xã/thị trấn), hoặc 15 - ≤ 50 định lây truyền thứ phát trong huyện (ở 01 địa bàn xã/thị trấn), hoặc 15 - ≤ 50 ca xác định lây truyền thứ phát ở 02 xã/ thị trấn trở lên trong vòng 21 ngày
Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng chống dịch Covid- 19 như Cấp độ 3, đồng thời tăng cường, bổ sung, điều chỉnh thêm các hoạt động sau:
2.4.1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành a. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện a. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
- Tổ chức họp hàng ngày chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động PCD trên địa bàn.
- Chỉ đạo các Phòng, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Y tế ... ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.