CHƯƠNG 13: SỰ PHÁ THA

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU BẠN MUỐN BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIỚI TÍNH NHƯNG NGẠI HỎI (Trang 79 - 83)

Phá thai là gì?

Phá thai đơn giản là một biện pháp nhằm làm gián đoạn quá trình mang thai. Nó có thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích. Hầu hết các vụ phá thai đều có mục đích. Những trường hợp ngoại lệ, tức là những vụ phá thai vì tai nạn, được thực hiện do các khuyết tật của người mẹ hoặc đứa con, đôi khi của cả hai. Chúng được gọi là những vụ phá thai bộc phát để phân biệt với những vụ không phải vì tai nạn, bị gọi bằng cái tên hơi quá mạnh là tội phá thai. Điều này gây lúng túng vì một số trường hợp "tội phá thai" lại được thực hiện một cách bộc phát. Tốt hơn, nên gọi hình thức thứ hai này bằng cái tên "phá thai có chủ đích" hay "cố ý phá thai".

Điều gì gây ra một vụ phá thai vì tai nạn?

Khoảng một nửa những vụ này là do khuyết tật của thai. Tinh trùng hoặc trứng không hoàn chỉnh sẽ sản xuất ra một phôi thai không hoàn chỉnh. Thật ra tất cả những phôi thai này đều chỉ là quái thai. Một bước ngoặt của số phận sinh học khiến cho chúng không được sẵn sàng cho cuộc sống trên trần thế. Trong các trường hợp còn lại, khi trứng đã thụ tinh bám vào lớp lót của tử cung, có trục trặc trong việc cung cấp máu cho thai nhi khiến sự phát triển của nó không được thuận lợi.

Có phải số vụ phá thai có chủ đích cao hơn ố vụ vì tai nạn?

Đúng. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 1 triệu ca phá thai vì tai nạn, được gọi một cách tế nhị là sẩy thai. Còn số vụ phá thai có

chủ đích thường vượt quá con số 2 triệu. Nếu cộng cả những vụ phá thai có tính cách trị liệu thì con số lại càng cao hơn nữa.

Phá thai có tính cách trị liệu là các vụ phá thai do bác sĩ thực hiện tại bệnh viện vì một lý do tốt đẹp nào đó (vì sức khoẻ của người mẹ hoặc của đứa bé). Có thể phương pháp này có lợi cho bào thai về mặt sức khoẻ.

Làm sao sự phá thai lại có thể tốt cho bào thai?

Bệnh sởi là một bệnh nhẹ do vi khuẩn gây ra. Nếu một đứa trẻ mắc bệnh này lúc 6 tuổi, cháu chỉ phải nghỉ học trong một tuần lễ. Nhưng nếu nhiễm bệnh ở tuổi âm 6 tháng (3 tháng sau khi thụ thai) thì chắc chắn bệnh sẽ đưa cháu đi khỏi cuộc đời.

Làm sao nó có thể mắc bệnh sởi khi còn nằm trong tử cung được?

Do người mẹ. Nếu một phụ nữ mắc bệnh sởi trong 3 tháng đầu mang thai, rất có thể đứa con sinh ra sẽ nhiễm bệnh. Khi còn là phôi thai, một bệnh nhẹ cũng có thể trở thành một kẻ phá huỷ khủng khiếp. Nếu người phụ nữ tiếp tục mang thai, đứa bé được sinh ra sẽ có thể bị mù, điếc, chậm phát triển về trí tuệ, suy tim.Vì vậy, các bác sĩ đồng ý rằng bệnh sởi ở người mẹ là lời biện minh tuyệt đối để kết thúc sự mang thai.

Thai phụ nào mắc bệnh sởi cũng có quyền phá thai cả sao?

Không hoàn toàn như thế. Có những trường hợp bác sĩ chẩn đoán người mẹ mắc bệnh sởi trong những tuần đầu của thai kỳ, báo cho cha mẹ biết, được họ đồng ý cho phá thai, nhưng chính quyền lại không cho phép. Người mẹ bị bắt buộc phải chờ đợi cho đến tháng cuối cùng của thai kỳ và sau đó sinh ra một quái thai.

Ít có nơi nào thê thảm bằng những trại nuôi trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi. Trẻ được nuôi trong những cơ sở này phát triển không bình thường. Thị giác, thính giác, trí phán đoán, tất cả đều quá xa vời đối với chúng. Chúng thậm chí còn tội nghiệp hơn những đứa trẻ sơ sinh mắc chứng phocomelia.

Trẻ sơ sinh mắc chứng phocomelia là gì?

Mấy chục năm trước, một công ty dược của Đức giới thiệu một loại thuốc mới trị chứng mất ngủ thông thường. Nó có tác dụng nhanh, tự tiêu huỷ nhanh, không gây nghiện. Nhưng nó cũng có một nhược điểm lớn: phụ nữ nào uống thuốc này trong thời gian có thai sẽ sinh ra những đứa con không thành nhân dạng. Các bàn tay được nối liền với thân, giống như những cái vây của hải cẩu; hai bàn chân mọc ngay hai bên hông. Chúng giống như những hải cẩu con nên được gọi là phocomelia (chân của hải cẩu).

Nhiều phụ nữ Âu châu đã kịp thời phát hiện các ảnh hưởng của thuốc và đã đi phá thai với tính cách trị liệu. Một số phụ nữ Mỹ cũng dùng thuốc. Họ cũng phát hiện điều đáng sợ này kịp lúc nhưng lại không được phép phá thai. Dù sao, một số cũng liều lĩnh đi phá. Những người không phá thai sau đó đã phải hối tiếc.

Thật là khó lòng cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnhhàng chục trẻ em khoẻ mạnh, rạng rỡ, hồn nhiên vui đùa trong sân chơi, vui vẻ vung vẩy những cái vây của mình, hoàn toàn không biết rằng chúng không giống như những đứa trẻ bình thường. Một ngày nào đó, chúng phải rời bỏ mái trường đặc biệt và đối mặt với một thế giới gồm những người có đầy đủ tay chân.

Có phải bệnh sởi và chứng phocomelia là những lý do duy nhất của sự phá thai có tính cách trị liệu không?

Không. Bất cứ trường hợp nào có nguy cơ sinh ra một đứa trẻ dị hình hoặc có khuyết tật đều được bác sĩ khuyên phá thai.

Loại hình giải phẫu nào được thực hiện để phá thai?

Đó là thủ thuật nong và nạo. Dưới đây là diễn tiến của một trường hợp tiêu biểu:

Lông mu được cạo sạch và toàn bộ âm hộ đều được khử trùng. Một dụng cụ gọi là mỏ vịt được đưa vào âm đạo để làm giãn các vách và tạo thành lối đi vào cổ tử cung. Đường đi vào cổ tử cung (thường có đường kính bằng ruột cây bút chì) được nong bằng một dụng cụ khác. Sau khi nó được nới rộng để có thể đút hai ngón tay vào, một cái nạo được đưa thẳng vào tử cung. Nạo là một dụng cụ đặc biệt gồm một cái vòng rộng và nhẵn (làm bằng thép dành riêng cho ngành giải phẫu) được gắn vào một tay cầm lớn. Một cách khéo léo, bác sĩ dùng nó để trục bào thai ra khỏi chỗ bám của nó vào thành tử cung. Nếu thành công, bào thai được lấy ra, máu chảy vừa phải, âm đạo được nhét đầy bông gòn, và người phụ nữ đi về nhà. Một vài ngày sau, cô ta sẽ bình thường trở lại.

Nếu cuộc giải phẫu được thực hiện trong điều kiện vô trùng thì nguy cơ gặp những điều rắc rối chưa tới 1%. Với thuốc mê tốt và những thứ thuốc giảm đau thích hợp khác thì không có gì phải khó chịu. Chỉ trong vài ngày, người phụ nữ có thể trở về với công việc nội trợ của mình, và vài tuần sau có thể tiếp tục sinh hoạt tình dục như thường.

Nhưng hầu hết những người phá thai không nhận thức được rằng tử cung là một phần bên trong của cơ thể, giống như tim hoặc phổi. Việc đẩy một cái móc áo vào cuống họng một người nào đó sẽ làm xuất hiện một loạt các phản xạ: toát mồ hôi, miệng ú ớ, nhịp tim đập nhanh. Những phản xạ này có công dụng bảo vệ cho cơ thể khỏi sự tấn công nhưng đôi khi chúng lại tác động theo cách khác. Khi dụng cụ nạo được đưa vào tử cung, trung tâm kiểm soát phản xạ của cơ thể cũng hoạt động loạn xạ. Thỉnh thoảng, tai nạn có xảy ra mà đáng sợ nhất là tim ngừng đập. Các xung thần kinh phản xạ đi sai hướng, tim ngừng đập, và bào thai chấm dứt, cuộc sống của người mẹ cũng chấm dứt.

Không có một loại thuốc nào giúp phá thai sao?

Có. Một số thuốc tiêu diệt bào thai một cách hữu hiệu và trục xuất nó ra khỏi tử cung. Nhiều loại trong số này có hiệu quả 100%.

Nhưng có hai lý do mà bác sĩ không dùng đến chúng. Thứ nhất, việc bác sĩ đưa thuốc cho bệnh nhân phá thai là bất hợp pháp. Thứ hai, khi tiêu huỷ bào thai, thuốc cũng thường tiêu huỷ luôn người mẹ. Tất cả các loại thuốc phá thai đều là thuốc độc. Cần phải tính toán làm sao để cho một lượng thuốc chỉ vừa đủ để đầu độc bào thai mà không làm hại đến người mẹ. Chỉ hơi quá một chút, dù chỉ một hoặc hai giọt, là đủ để khiến cho vụ phá thai trở thành một vụ tự tử cộng với tội cố sát.

Danh sách những thứ thuốc đã được dùng là vô hạn. Quinine, ergot, tansy, pennyroal, lô hội... là những dược thảo phổ biến từ mấy trăm năm nay. Thật ra chúng không đem lại kết quả Trong cơn tuyệt vọng, một số phụ nữ thậm chí còn thử cả ruồi Tây Ban Nha.

Các chất gốc kim loại càng độc hơn đối với cả mẹ lẫn con. Thạch tín, thuỷ ngân, chì đều đã được dùng nhưng nếu chúng giết đứa trẻ thì cũng giết luôn người mẹ. Đôi khi một số phụ nữ còn ăn đầu diêm quẹt. Hoá chất này gây suy gan, một cái chết kéo dài và gây đau đớn.

Như vậy không có một thứ thuốc nào có thể phá thai mà không giết chết người mẹ cả sao?

Một loại thuốc có thể đem lại kết quả Đây là một nhóm được gọi là "anti-metabolite". Chúng thường được dùng để điều trị chứng bạch cầu và một số loại hình ung thư. Chúng tiêu huỷ một cách chọn lọc một số tế bào máu và các loại mô khác. Nếu được dùng khi có thai, chúng có thể tiêu huỷ bào thai mà không giết chết người mẹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại không hề tiêu huỷ bào thai mà chỉ biến nó thành một quái vật khủng khiếp.

Còn về việc kiểm soát sinh đẻ thì sao?

Kiểm soát sinh đẻ qua việc dùng thuốc và các "phụ tùng" sẽ là phương pháp hoàn hảo để kiểm soát sự thụ thai nếu có những người hoàn hảo. Nhưng bản chất của con người là như vậy, đàn ông và đàn bà luôn giao hợp khi có dịp. Kế hoạch hoá gia đình không phù hợp với cơ quan sinh dục đang bị kích thích. Còn phá thai luôn luôn là sự suy nghĩ sau khi hành động. Đó là một biện pháp kiểm soát sinh đẻ có hiệu lực hồi tố. Phủ nhận việc phá tha tức là phủ nhận cơ hội cho một cá nhân sửa chữa sai

lầm của mình.

Nhưng không phải người ta được sinh ra để chịu trách nhiệmvề những hành động của mình sao? Đó là điều không thể chối cãi. Một đứa trẻ mới sinh có nên bị đẩy vào một thế giới không muốn có nó chỉ vì cha mẹ nó đã uống quá nhiều rượu? Một phụ nữ có nên trả giá cho mỗi hành động của mình bằng một lần mang thai hay không? Với việc tự do phá thai có chủ đích thì trách nhiệm phải được đặt vào người hành động chứ không phải được đặt lên đứa trẻ vô tội, kết quả của hành động đó.

Một phần của tài liệu NHỮNG ĐIỀU BẠN MUỐN BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIỚI TÍNH NHƯNG NGẠI HỎI (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)