Tình huống mở đầu bằng tiếng Anh

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:“CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” (Trang 42 - 53)

Trên đây, tôi đã giới thiệu 6 cách cơ bản để tổ chức tình huống mở đầu cho mỗi chủ đề. Tùy theo nội dung của mỗi chủ đề, chúng ta có thể kết hợp các cách đó nhằm mục đích để học sinh học tập tích cực nhất, hiệu quả nhất. Thậm chí, để học sinh thấy được sự mới lạ, hấp dẫn không chỉ ở kiến thức Vật lý phong phú mà còn ở sự đa dạng về phương pháp, sự ham học hỏi của chính các thày cô giáo dạy Vật lý, chúng ta có thể đưa ra một tình huống mở đầu bằng tiếng anh.

Example: THE CIRCULAR MOTION - Physics 10

(Ví dụ: CHUYỂN ĐỘNG TRÕN ĐỀU – Vật lý 10)

a. Mục tiêu của hoạt động:

Thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ bằng tiếng anh, học sinh thấy hứng thú, muốn khám phá thêm một loại chuyển động mới, đồng thời muốn bồi đắp thêm vốn từ vựng chuyên ngành Vật lý.

b. Tổ chức hoạt động:

* Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm, chiếu trên slide nội dung các câu hỏi kiểm tra bài cũ, yêu cầu các nhóm thảo luận, dịch các câu hỏi sang tiếng Việt và khuyến khích trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh.

Teacher’s activities

(Hoạt động của giáo viên)

Student’s activities

(Hoạt động của học sinh) - Question 1:

Who volunteers to the differentiate between uniform motion and uniformly variable motion?

(Phân biệt chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.)

- Student 1:

Both of these have linear orbit. In uniform velocity motion, instantaneous speed is constant. In uniformly variable motion, there is a steady increase or decrease in the instantaneous speed. (Cả hai chuyển động này đều có quĩ đạo thẳng. Chuyển động thẳng đều có vận tốc tức thời không đổi theo thời gian. Còn chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.)

- Question 2:

I want one of you to go to the blackboard and write the formula of the distance traveled in uniform velocity motion and uniformly variable motion? (Lên bảng viết công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều?)

- Student 2:

+ uniform velocity motion (chuyển động thẳng đều): s = v.t

+ uniformly variable motion (chuyển động thẳng biến đổi đều):

2 2 2 0 0 1 2 2 o s v t at v v as v v at      

zero)

v is the velocity of an object at time t. a is acceleration of an object.

(v0 là vận tốc ban đầu của vật (tại t = 0) v là vận tốc của vật tại thời điểm t. a là gia tốc của vật.)

- Question 3:

Please have a look at the screen: There are three objects that move uniformly, we can have the speed – time graphs on the screen:

(Yêu cầu học sinh chú ý lên màn hình: có 3 vật chuyển động thẳng, có đồ thì vận tốc – thời gian như hình vẽ:)

O v t O v t v t O

Determine the characteristics of each object anh explain?

(Nêu tính chất chuyển động của mỗi vật và giải thích?)

- Student 3:

Object 1: It moves uniform because velocity remained unchanged in terms of time.

Object 2: It moves uniformly accelerated because themagnitude speed increases in terms of time

Object 3: It moves uniformly retarded because themagnitude speed decreases in terms of time

( Vật 1: chuyển động thẳng đều vì vận tốc không đổi theo thời gian.

gian.

Vật 3: chuyển động thẳng chậm dần đều vì độ lớn vận tốc giảm đều theo thời gian.)

- Question 4:

An object stars moving in a straight – line uniformly accelerated motion way. After two seconds, its velovity gets six meters per second.

a. Calculate its acceleration?

b. Calculate the distance traveled in the third second since its starts moving. (Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 2s vận tốc của vật đạt được là 6m/s.

a. Tính gia tốc của vật?

b. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động?) - Student 4: a) a v v0 3 /m s2 t    b) 2 1 1 1 1 6 2 o sv tatm 2 2 2 2 1 13,5 2 o sv tatm

The distance traveled in the third second is: s = s2 – s1 = 7,5m

- Question 5:

The velocity – time graph of a particle of mass moving along Ox represented as followed.

(Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox được biểu diễn như hình vẽ)

10 5 15 0 -7 7 V(m/s) t(s)

a. Describe the motion of a particle of mass.

(Mô tả chuyển động của chất điểm)

b. Determine the acceleration of a particle of mass in these periods: from 0 to 5 seconds, from 5 to 15 seconds, more than 15 seconds.

(Xác định gia tốc của chất điểm trong các khoảng thời gian: 0 – 5s, 5 – 15s, > 15s)

- Student 5: a)

+ From 0 to 5 seconds: a particle of mass moves in a uniform velocity motion.

+ From 5 to 10 seconds: a particle of mass moves in a uniformly retarded motion.

+ From 10 to 15 seconds: it moves in a uniformly accelerated motion way. + More than 15 seconds: it moves in a uniform velocity motion way.

(Từ 0 – 5s: chất điểm chuyển động thẳng đều.

Từ 5 – 10s: chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều. Tại t = 10s, chất điểm đổi hướng chuyển động.

Từ 10 – 15s: chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều. > 15s: chất điểm chuyển động thẳng đều) b) From 0 to 5 seconds: a = 0

(+ Từ 0 – 5s: a = 0

+ Từ 5 – 15s: a = 1,4m/s2 + > 15s: a = 0)

* Đại diện các nhóm học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình.

* Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động nhóm của lớp và nhấn mạnh: “Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ xét một loại chuyển động đặc biệt nữa, đó là chuyển động tròn đều. Vậy chuyển động tròn đều là gì, nó có gì khác với chuyển động thẳng đều hay thẳng biến đổi đều không, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu”.

c. Sản phẩm của hoạt động: Báo cáo sản phẩm hoạt động của nhóm.

Ở ví dụ trên, tôi không đề cập nhiều đến phương pháp dạy học mới, nhưng thay thế bằng việc chúng ta dạy bằng Tiếng Anh sẽ tạo nên một không khí hoàn toàn mới, gây hứng thú và bất ngờ cho học sinh, giúp cho việc tiếp thu bài hiệu quả hơn. Không nhất thiết cả tiết học chúng ta đều dùng Tiếng Anh 100%, có thể kết hợp Tiếng Việt và Tiếng Anh, dù khả năng Tiếng Anh chưa được thành thạo, nhưng chính sự mạnh dạn trong dạy học của thày cô sẽ giúp học sinh có thêm luồng gió mới, kích thích sự ham học hỏi hơn ở học sinh.

PHẦN 3: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Từ khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng với hoạt động khởi động hiệu quả sẽ tạo cho lớp học không khí sôi nổi, hào hứng, kích thích sự tò mò, khám phá tri thức mới trong học sinh; để học sinh thấy được ý nghĩa thực tiễn to lớn của kiến thức Vật lý đối với cuộc sống thân thuộc xung quanh.

I. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1. Hiệu quả kinh tế:

Đề tài này hướng đến một vấn đề mặc dù chỉ là một phần nhỏ trong dạy học theo chủ đề, nhưng tác động của nó đến vấn đề được nghiên cứu lại có một ý nghĩa và hiệu quả không hề nhỏ.

Tôi đã áp dụng đề tài này từ tháng 9 năm 2014 tới nay và nhận thấy rằng: Với hoạt động khởi động hiệu quả sẽ tạo cho lớp học không khí sôi nổi, hào hứng, kích thích sự tò mò, khám phá tri thức mới trong học sinh; để học sinh thấy được ý nghĩa thực tiễn to lớn của kiến thức Vật lý đối với cuộc sống thân thuộc xung quanh mình. Kết quả học tập của học sinh do đó cũng tiến bộ nhiều. Năm học 2017 – 2018, ngoài lớp 12, tôi được nhà trường phân công giảng dạy Vật lý lớp 10A1, 10A3. Qua 3 lần kiểm tra chung (Đề học kì I và 8 tuần kì II của trường, học kì II là đề của Sở), khi áp dụng đề tài này, kết quả 2 lớp 10A1 và 10A3 đều đạt tỉ lệ cao so với trung bình chung của khối, cụ thể như sau:

Kiểm tra học kì I Kiểm tra 8 tuần kì II Kiểm tra học kì II

Điểm trên trung bình Điểm 8 trở lên Điểm trên trung bình Điểm 8 trở lên Điểm trên trung bình Điểm 8 trở lên 10A1 100% 48,7% 100% 78% 92,7% 12,2% 10A3 100% 64,9% 100% 71% 97,4% 5,3% Toàn khối 96% 41% 92% 57% 88% 4%

ban D dự định chỉ thi khối D1, sau một thời gian lại thi thêm khối A1 hoặc chuyển hẳn sang khối A1. Đó là do hiệu quả một phần từ hoạt động khởi động (tình huống mở đầu) đem lại. Với hình thức thi Trung học phổ thông Quốc Gia như hiện tại hay vài năm tới thì lượng kiến thức các môn nói chung và môn Vật lý nói riêng là rất nhiều. Nếu thày cô chúng ta chú ý quá nhiều đến kiến thức tính toán khô cứng hay lý thuyết đơn thuần, chưa quan tâm nhiều đến kiến thức thực tế, chưa quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháo dạy học hay chưa quan tâm bồi đắp sự hứng thú đối với bộ môn cho học sinh thì số lượng học sinh chọn môn Lý thi đại học sẽ bị giảm xuống. Cho nên, bản thân tôi rất coi trọng việc tạo cảm hứng cho học sinh trong các tình huống mở đầu ở mỗi chủ đề dạy học. Dù cho sau này có thay đổi sách giáo khoa thì cách tổ chức tình huống mở đầu hiệu quả luôn thực sự cần thiết.

Khi học sinh cảm thấy hứng thú, hăng say học tập thì không những có kết quả học tập tốt mà các em còn có đủ hành trang tri thức để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng. Dạy học theo chủ đề với hoạt động khởi động hiệu quả sẽ phát huy khả năng tự học, sáng tạo, tư duy độc lập trong học sinh. Trong cuộc sống sau này, nếu học sinh liên hệ tốt được với thực tế sẽ giúp các em phát triển năng lực sáng tạo, đem lại hiệu quả cao trong lao động, đồng thời sẽ có thêm thu nhập. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng sáng kiến này cũng đem lại hiệu quả kinh tế.

2. Hiệu quả về mặt xã hội:

Từ những nội dung đã trình bày ở trên, sáng kiến đã đạt được những hiệu quả về mặt xã hội như sau:

- Bản thân người giáo viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động khởi động trong mỗi chủ đề dạy học. Từ đó làm phong phú thêm phương pháp suy luận, tư duy logic cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt khả năng áp dụng vào thực tiễn để chọn được phương án lựa chọn hoạt động khởi động tối ưu nhất, nâng cao kết quả dạy và học .

- Vận dụng nội dung mà sáng kiến đề cập giúp học sinh tự tin hơn, thích thú hơn, đặc biệt phát huy tính sáng tạo cho học sinh, nâng cao kĩ năng sống, liên hệ linh hoạt từ khoa học đến đời sống cho học sinh. Đây là một trong những điều kiện quan

trọng để học sinh có thể học tốt được các phần kiến thức trong toàn bộ chương trình Vật lý cấp Trung học phổ thông, đồng thời đáp ứng yêu cầu của kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia.

II. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi không vi phạm bản quyền hoặc sao chép từ người khác.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh; mỗi giáo viên phải tích cực tìm tòi, xây dựng được một hệ thống các tình huống mở đầu cho mỗi bài học; những phương pháp tiếp cận mới giúp học sinh thêm yêu thích, hứng thú với môn Vật lý.

- Các cấp lãnh đạo của trường và Sở giáo dục – Đào tạo thường xuyên mở các lớp tập huấn về phương pháp dạy học, thi viết Sáng kiến kinh nghiệm; đồng thời thường xuyên giới thiệu những phương pháp dạy học mới, những sáng kiến kinh nghiệm hay cho giáo viên học hỏi, tham khảo.

Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi không có tham vọng viết ra đầy đủ được tất cả các tình huống khởi động hiệu quả trong mỗi chủ đề dạy học, cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp!

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật lý 10 – Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Sách giáo khoa Vật lý 11 – Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Sách giáo khoa Vật lý 12 – Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Người thầy– Frank McCourtNhà xuất bản văn hóa Sài Gòn.

5. Người thầy giỏi ở mọi lớp học – Dịch giả: Lê Thị Cẩm – Nhà xuất bản trẻ.

6. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Dịch giả: Nguyễn Hồng Vân – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

MỤC LỤC

Trang

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN ………... 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ………...2

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến ………...2

II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến...2

III. Giải pháp sau khi có sáng kiến ………...…3

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN ………...5

A. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG …………...…5

I. Khái quát về dạy học theo chủ đề.………...…...5

II. Các hình thức tổ chức hoạt động khởi động …………...…...6

B. CÁCH TỔ CHỨC VÀ VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ...7

I. Tình huống mở đầu là video thí nghiệm thực, thí nghiệm mô phỏng...7

II. Tình huống mở đầu là thí nghiệm thực...14

IV. Tình huống mở đầu là trò chơi...20

III. Tình huống mở đầu là kể chuyện về nhà Vật lý có liên quan đến kiến thức bài học... 25

V. Tình huống mở đầu là video, hình ảnh liên quan đến thực tiễn đời sống...31

VI. Tình huống mở đầu là bài tập... 37

VII. Tình huống mở đầu bằng tiếng Anh...41

PHẦN 3: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ...47

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ……… ……… ……… ……… ………. ...

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ……… ……… ……… ……… ………. ... ……… ………... ...

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:“CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ĐỂ KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)