V. Tài sản dài hạn khác 260 6.015.337.304 6.436.121
Bảng 2.8 Phân tích khái quát về khả năng thanh toán của công ty
Chỉ Tiêu 31/12/2012 01/01/2012
Tài sản ngắn hạn 534.679.709.045 552.328.159.134
Nợ ngắn hạn 541.847.748.867 539.012.345.141
KHH = Tài sản ngắn hạn
KHH 0,987 1,025
Ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong năm giảm nhưng không đáng kể. Ở đầu năm, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,025đồng tài sản ngắn hạn nhưng ở cuối năm lại được đảm bảo bằng 0,897 đồng tài sản ngắn hạn.Ở đầu năm hệ số này lớn hơn 1, điều đó cho thấy ở đầu năm doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản thanh toán nợ ngắn hạn.Tuy nhiên hệ số này lại giảm và nhỏ hơn 1 ở cuối năm cho thấy dần về cuối năm doanh nghiệp khó có khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn
Qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty, chúng ta mới chỉ có thể thấy được sự thay đổi của quy mô vốn mà Công ty sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của Công ty.Tuy nhiên, để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của Công ty cần thiết phải đi sâu phân tích, xem xét các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.
2.5 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Do hiệu quả sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản, là một bộ phận cấu thành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nên để hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính. Có thể nói, mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau. Hiệu quả tài chính tiền tệ là tiền đề của hiệu quả kinh doanh và ngược lại, khi doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh sẽ thúc đẩy và tăng cường hiệu quả tài chính. Doanh nghiệp có đảm bảo được hiệu quả kinh doanh thì mới đảm bảo được hiệu quả tài chính và ngược lại, nhờ đảm bảo được hiệu quả tài chính mới đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, mới thúc đẩy được sản xuất - kinh doanh phát triển. Vì thế phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể tách rời với phân tích hiệu quả kinh doanh.
Bằng việc xem xét hiệu quả kinh doanh, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp , người ta sử dụng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh..
Khi phân tích, sử dụng số liệu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn sản xuất bình quân có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân =
Lợi nhuận sau thuế Vốn sản xuất bình quân
Trong đó:
VLĐ = Tài sản ngắn hạn + Các khoản phải thu dài hạn
VCĐ = TSCĐ hữu hình + TSCĐ thuê tài chính + TSCĐ vô hình + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (chưa xong) Vốn sản xuất bình quân = Vốn cố định bình quân + Vốn lưu động bình quân