TÌNH HUỐNG NHỜ THU

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm thanh toán quốc tế có đáp án và câu hỏi ôn tập có trả lời chi tiết (Trang 82 - 84)

1. Vietnam, May 20,

TÌNH HUỐNG NHỜ THU

Câu 1. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng chuyển giao A. NHB có được làm theo chỉ thị từ nhà xuất khẩu hay từ một ngân hàng khác không? Vì Sao?

Sai. Vì theo URC 522 NHTH chỉ hành động theo chỉ thị nhờ thu được gửi từ NHCGA, không được thực hiện chỉ thị từ bên khác.

Câu 2. Ngân hàng thu hộ B thấy chỉ thị nhờ thu là D/P nhưng hối phiếu là D/A. Ngân hàng B làm theo nhờ thu D/A là đúng hay sai? Vì sao?

Sai. Theo URC 522 Ngân hàng thu hộ làm việc dựa trên chỉ thị nhờ thu, không làm việc và không có nghĩa vụ phải thực hiên theo chứng từ.

Câu 3. Trong giao dịch có nhà xuất khẩu A, nhà nhập khẩu B, ngân hàng chuyển giao X, ngân hàng thu hộ Y. Ngân hàng Y sau khi nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng A, thấy mình không có tài khoản của nhà nhập khẩu nên tự ý nhờ ngân hàng Z xuất trình chứng từ nhờ thu. Đúng hay sai? Vì sao?

Đúng. Theo khoản f điều 5 URC 522 – Nếu ngân hàng chuyển giao không chỉ định một ngân hàng xuất trình nào xuất trình riêng biệt thì ngân hàng thu hộ sẽ tự chọn một ngân hàng xuất trình

Vì vậy, NH thu hộ Y được phép lựa chọn NH Z làm Ngân hàng xuất trình khi NH X không chỉ định NH xuất trình

Câu 4. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu yêu cầu ngân hàng B vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho cho nhà nhập khẩu, trên đường vận chuyển hàng bị vỡ hết nửa số hàng. Ngân hàng B có phải bồi thường số hàng bị hư hỏng hay không? Vì sao?

Theo khoản b và c điều 10 URC 522 Về Các chứng từ đối với hàng hóa/dịch vụ/các thực hiện. NH không có nghĩa cụ thực hiện bất kỳ hành động nào đối với hàng hóa dù chỉ thị nhờ thu có

quy định hay không. Nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hóa, dù có chỉ thị hay không, các ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận hoặc tình cảnh của hàng hóa về mọi hành động hoặc thiếu sót bất kỳ bên thứ ba nào được ủy nhiệm lưu kho hoặc bảo vệ hàng hóa. Vì vậy NHTH B không chịu trách nhiệm và không bồi thường số hàng hư hỏng này. NHTH B chỉ cần thông báo ngay cho NH chuyển giao về việc này.

Câu 5. Ngân hàng chuyển giao A gửi chỉ thị nhờ thu D/P và bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ B, tuy nhiên ngân hàng thu hộ do có mối quan hệ tốt với nhà nhập khẩu đã trao bộ chứng từ nhưng cho phép nhà nhập khẩu trả chậm trong 15 ngày. Nhà xuất khẩu biết được và đòi kiện ngân hàng A vì tự ý lựa chọn ngân hàng B tắc trách. Vậy ngân hàng A có phải chịu trách nhiệm trước hành động của ngân hàng B không? Vì sao?

Theo khoản c điều 5 URC 522. Trong trường hợp khách hàng không chỉ định NHTH thì NHCG có thể dùng bất kỳ NH nào của chính mình hoặc chọn một NH khác ở nước trả tiền. Việc NH A� lựa chọn NHTH B là không sai

NHTH B không làm theo chỉ thị nhờ thu là sai. Theo điều 9 URC 522 về sự thiện chí và sự cẩn thận hợp lý

Câu 6. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu từ ngân hàng chuyển giao A, trên chỉ thị ghi thông tin nhà nhập khẩu là: ACB Company., LTD. Address: 56 Hoang Dieu, Thu Duc District, Hochiminh city. Nhưng địa chỉ trên không có công ty nào, chỉ có công ty ABC company., LTD. Address: 56 Hoang Dieu 2, Thuduc district, Hochiminh city. Do làm rõ thông tin của nhà nhập khẩu mà ngân hàng thu hộ B mất 1 tháng, gây nên chậm trễ trong việc lấy chứng từ của nhà nhập khẩu. Ngân hàng B phải chịu trách nhiệm về việc này không? Vì sao? Theo điều 4 URC 522. Chỉ thị nhờ thu cần phải ghi rõ tên và địa chỉ người trả tiền. Nếu địa chỉ không đầy đủ hoặc ghi sai thì NHTH có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp và không chịu trách nhiệm về phía mình. Mọi sự chậm trễ do địa chỉ cung cấp sai hoặc không đầy đủ thì NHTH không chịu trách nhiệm

Câu 7. Ngân hàng TMCP A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng nhờ thu là ngân hàng Singapore.

Ngày 18/2/2020, ngân hàng A đòi tiền nhà nhập khẩu Việt Nam nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Theo điều 26 URC 522. Nếu nhà NK không thanh toán/ không chấp nhận thanh toán thì NHTH phải lập tức thông báo cho NH Singapore

Ngày 21/2/2020, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng Singapore, đồng thời yêu cầu xử lý bộ chứng từ. Trong khi đó NH TMCP A giữ BCT đến ngày 21/2/2020. Điều này là sai

Ngày 23/2/2020, nhà nhập khẩu đổi ý chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng A và yêu cầu trao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng A đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Ngày 26/2/2020, khi ngân hàng A tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng Singapore thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng Singapore. Ngân hàng A đã giải trình toàn bộ sự việc nhưng ngân hàng Singapore không chấp nhận và đe dọa kiện ngân hàng A.

Điều 16 URC 522. Số tiền thu được phải giao ngay cho bên đã nhận bản chỉ thị nhờ thu hợp. NH-A nhận tiền vào ngày 23/2 nhưng đến ngày 26/2 thì NH-A mới lập lệnh chuyển tiền cho NH- Singapore Điều này là sai.�

Anh/chị hãy nhận xét về hành động của ngân hàng A.

Câu 8. Ngân hàng thu hộ B nhận được chỉ thị nhờ thu D/P từ ngân hàng chuyển giao A. Trong đó có ghi “ Collect all your charge other bank ‘charge from Drawee’s account”. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu chỉ chấp nhận thanh toán giá trị lô hàng mà không trả phí. Ngân hàng B nhất quyết không trao chứng từ, gây nên việc chậm trễ trong nhận hàng. Hành động của B là đúng hay sai? Vì sao?

Sai. Theo điều 21 – URC 522. Nếu bản chỉ thị nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi lệ phí và chi phí nhờ thu là do người trả tiền chịu và người này lại từ chối thanh toán thì NHXT có thể giao chứng từ khi được thanh toán / chấp nhận thanh toán không cần thu lệ phí và chi phí.

Khi nào chỉ thị ghi “Collect all your charges from Drawee’s account and must not be waived” – các chi phí và lệ phí không có thể bỏ qua và người trả tiền từ chối thanh toán thì NHXT sẽ không giao BCT

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm thanh toán quốc tế có đáp án và câu hỏi ôn tập có trả lời chi tiết (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)