♦ Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
* Chính sách tín dụng ưu đãi nghèo
Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng có quy mô nhỏ cho các hộ gia đình nghèo có sức lao động, có nhưu cầu vay vốn để phát triển sản xuất với thủ tục vay và thu hồi đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với người nghèo. Số tiền và thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng vùng, có thể cung cấp vay vốn bằng tiền hoặc bằng hiện vật như:
- Mô hình ngân hàng bò, cho người dân vay vốn bằng gia súc khi sinh đẻ bán con và trả tiền vay ngân hàng.
- Cho vay vật tư nông nghiệp, hiện nay người nông dân tại địa bàn xã vân phải vay tư nhân vật tư để sản xuất lãi suất rất cao, muốn làm được như vậy ngân hàng phải có một khu vực cung cấp vật tư cho người nông dân, hoặc liên kết với nhà phân phối cung cấp cho người dân qua hợp đồng tín dụng.
Thực hiện cơ chế cho vay trực tiếp hoặc ủy thác qua các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên..có sự chỉ đạo chặt chẽ và phê duyệt của UBND xã EaWer . Cơ chế thưởng, phạt đối với người tập thể, người làm tốt hoặc không tốt.
* Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số
Giải quyết đất sản xuất theo quy định cho các hộ nghèo dân tộc thiếu số, không hoặc có hoặc thiếu đất sản xuất, ổn định cuộc sống, duy trì thu nhập ổn định và từng bước tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững theo quết định 134/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính Phủ.
Bằng các chính sách:
- Cung cấp đất cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. - Cấp chứng nhận quyển sử dụng đất.
- Ổn định đất đai ở các vùng di cư.
Nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở nơi có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu và các thôn buôn có điều kiện nhân rộng, ưu tiên tập trung vào các vùng khó khăn nhất.
Tổng kết đúc rút kinh nghiệm các mô hình đã triển khai trong giai đoạn 2001- 2005, kể cả các mô hình do các buôn và các tổ chức đoàn thể tự huy động nguồn lực thực hiện như mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ nghèo trong việc sản xuất tiêu thụ nông sản : cà phê, điều, bông, sắn, mía…khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản..với hộ nghèo.
♦ Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ * Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập và dân lập thuận lợi hơn thuận tiện hơn, bình đẳng hơn.Giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo thông qua việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.đảm bảo các mức khám bệnh được thực hiện bình đẳng được thực hiện như bảo hiểm y tế bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn và buôn. Đầu tư toàn diện cơ sở vật chất kỹ thuật cho trạm y tế xã, đào tạo đội ngũ y bác sỹ làm việc ở cơ sở. thực hiện lồng ghép vơi “đề án nâng cấp trạm y tế xã”. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
* Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
Như Bác Hồ đã nói “muốn diệt giặc đói thì chúng ta phải diệt giặc dốt trước”, đối với chính sách giáo dục chúng ta phải co những chính sách sau :
- Miễn giảm học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường cho con em hộ nghèo. - Hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho con em hộ nghèo.
Trong đó ưu tiên con các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em tàn tật được tới trường bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững.Mạng lưới trường lớp trên toàn xã đã đảm bảo nhu cầu học tập, không còn phòng học tạm bợ, cơ bản các trường học có cảnh quan môi trường khang trang sạch sẽ.
Hộ nghèo dân tộc thiểu số có định cư thường trú tại địa phương, có khó khăn về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg. Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hộ nghèo là dân tộc thiểu số về nha ở, nước sinh hoạt theo quyết định 134. Ngân sách xã bố trí nguồn lực để thực hiện để thực hiện không dưới 20% so với ngân sách Trung ương.
Đối với các hộ nghèo khác hỗ trợ theo phương thức nhà nước tạo cơ chế, ngân sách hỗ trợ, huy động cộng đồng, dòng họ và tự lực của các hộ nghèo. Xã hội hóa các hoạt động hỗ trợ người nghèo về nhà ở, nước sinh hoạt thông qua các hoạt động của mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội dể thu hút sự hỗ trợ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp.
♦ Giá cả thị trường
Người dân luôn thiếu thông tin về giá cả thị trường, nhất là các hộ nghèo. Thông tin thị trường có vị trí trọng yếu với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội và ảnh hưởng ngay đến cả kế hoạch làm ăn của hộ, nhất là các hộ đói nghèo. Có nhiều hộ do không nắm được giá cả và nhưu cầu thị trường đã gây ra nhiều tổn thất, làm ăn thua lỗ. Do đó vấn đề thông tin thị trường nên được chú trọng hơn bằng cách thường xuyên phát các bản tin về thông tin giá cả thị trường trên loa phóng thanh của xã hoặc bằng thông báo ở mỗi thôn, buôn để bà con hiểu rõ hơn những thông tin
Có liên quan đến đời sống cũng như sản xuất.