Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

Một phần của tài liệu PTCR so 11 (Trang 61 - 63)

Gã khoảng 6 hay 7 tuổi gì đó. Nước da đen bóng vì nắng mưa nhiệt đới. Gầy nhom, nhếch nhác trong chiếc áo sơ mi cũ kỹ màu cháo lòng dài đến đầu gối! Thiệt sự người ta không thể nào biết được gã có mặc quần đùi ở phía trong hay không. Mái tóc gã hung hung vì thiếu dinh dưỡng, vì dãi nắng tháng ngày không mũ nón. Song gã có gương mặt rất thiện cảm. Tam đình (trán, từ chân mày đến miệng và cằm) cân xứng. Ngũ quan (mắt, mũi, miệng, tai, lông mày) đoan chính sáng sủa. Đôi chân trần bé xíu của gã đã đạp khắp phố phường Sài Gòn thì phải? Tôi gặp gã lần đầu tiên tại đường Đề Thám quận Nhất. Khi đó tôi đang đứng nói chuyện với người bạn làm ngành du lịch nơi đây. Gã đến bên tôi, ngước mắt lên nhìn, không nói không rằng, rồi chắp đôi bàn tay nhỏ xíu vào nhau để trước tâm mi (chỗ giữa đôi chân mày, cũng còn gọi là ấn đường) như đang khấn vái gì đó!

Tôi hỏi:

- Em muốn chi?

Không tiếng trả lời. Anh bạn tui cười:

- Muốn tiền chứ gì? Cái thằng bé này là bang chủ cái bang ở Sài Gòn đó!

Tôi móc túi, lấy tặng em 10'000 Đồng. Gã cầm lấy, đút vào túi ngực, rồi hai bàn tay lại chắp lại đưa lên miệng. Xong việc, gã lặng lẽ bỏ đi! Không nói nửa chữ!

Lần thứ hai, tôi gặp gã ở khu chợ Bến Thành vào lúc 9 giờ tối. Tôi đang ngồi ăn tô hủ tiếu. Gã xuất hiện cũng nhẹ nhàng như lần trước. Chắp tay đưa lên trán.

Tôi hỏi gã:

- Em ăn hủ tiếu không?

Gã gật đầu. Tôi kéo cái ghế bên cạnh cho gã ngồi. Trước khi gã ngồi xuống, gã đưa hai bàn tay chắp lại đặt trước miệng. Vì có việc phải đi, tôi kêu người chủ hàng múc cho gã một tô hủ tiếu như tôi vừa ăn. Trả tiền hai tô, rồi bảo gã:

- Ăn ngon há!

Gã không cười, chỉ đưa đôi mắt đen láy nhìn tôi. Tôi chẳng biết gã nghĩ gì!

Lần thứ ba, tôi gặp gã ở chợ Trương Minh Giảng, khi tôi đang loay hoay mua lẳng trái cây và chục hoa hồng đến thăm người hàng xóm cũ. Gã lẳng lặng đứng bên. Bàn tay nhỏ chắp lại để trước trán. Tôi cúi xuống

nhìn gã. Vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. - Đi đâu đây bang chủ?

Gã chợt nhe răng ra cười! Lần đầu tiên tôi thấy gã cười. Hai chiếc răng cửa đã không cánh mà bay! Khoảng trống ấy ngập ngừng muốn nói gì lại thôi. Tôi hỏi:

- Đói hả!

Gã gật gật cái đầu với mái tóc vàng hung. Tôi tiếp: - Muốn ăn gì?

Gã lấy tay chỉ chỉ hàng đậu hũ chiên cách đó không xa! Tôi không hiểu, tưởng gã chỉ hàng phở nằm gần đó! Nên hỏi:

- Phở hử?

Gã lắc đầu, chỉ hàng đậu hũ lần nữa! Tôi vẫn không hiểu!

- Hả? Cái gì đây bang chủ?

Gã bật cười hic hic, có ý chê tôi chậm hiểu. Gã đưa hai bàn tay ra dấu vuông vuông. Tôi hiểu rùi.

- Đậu hũ chiên hả bang chủ? Gã gật đầu hài lòng!

- Sao lại muốn ăn đậu hũ chiên cha?

Gã đưa ngón tay chỉ lên trời. Tôi lại không hiểu: - Ăn đậu hũ chiên bay được à?

Gã lắc đầu lại toét miệng ra cười. Nụ cười ngây thơ và chế diễu. Gã đưa bàn tay ra dấu tròn tròn. Tôi chợt giật mình:

- Ngày rằm, trăng tròn hả?

Gã gật đầu hài lòng! Mô Phật, ra gã ăn chay vào ngày rằm! Tôi bật cười và thú vị! Hỏi gã:

- Bang chủ cần mấy bìa đậu?

Gã đưa 2 ngón tay ra trước mặt! Tôi hỏi thêm: - Mấy ngàn để mua được 2 bià đậu?

Gã đưa 4 ngón tay ra. Tôi móc túi đưa cho gã 5'000 Đồng. Gã chắp tay đưa lên miệng trước khi nhận tiền. Cầm tiền gã chạy đến hàng đậu. Tôi đang đợi người ta trang trí giùm lẳng trái cây. Chợt thấy có người giật tay, tôi nhìn lại. Thì ra gã "bang chủ", gã dúi vào tay tôi tờ 1'000 Đồng. Tay kia gã đang cầm cái bịch có 2 bìa đậu. Tôi ngẩn ngơ:

- Thui, giữ lại xài đi bang chủ! Gã lắc đầu!

trường, trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Công Lý cũ). Gã đang đứng nhìn mọi người trang trí cửa hiệu sắp được khai trương. Chợt hắn nhìn về phía xe của tôi. Thấy tôi trong đó! Gã nhoẻn miệng cười và lần này gã không chắp tay vào nhau như ba lần trước mà đưa một bàn tay vẫy vẫy. Chắc gã biết rằng tôi đang trên đường về trú quán.

Tôi cứ tự hỏi:

- Gã là ai? Sao gã đặc biệt quá!? Phải chăng gã là vị Tiểu Bồ Tát đang hành trì trong cõi Ta Bà này!?

Chào tạm biệt "bang chủ" tí hon!

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

Đang Xúc Tiến Để Hình Thành Văn Hc Pht Giáo Hi Ngoi

Vit Báo Ch Nht, 4/1/2007, 12:02:00 AM

Little Saigon (VB). - Nhiều vị sư và cư sĩ đang xúc tiến vận động giới văn thi hữu trong tăng đoàn va cư sĩ, thực hiện bộ văn học sử về Phật giáo hải ngoại, có tên VĂN HỌC PHẬT GIÁO VN HẢI NGOẠI SƯU KHẢO.

Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu (viện chủ chùa Phật Đà, San Diego) hôm tuần rồi đã đến thăm tòa soạn Việt Báo cho hay như trên, và nói đây là một công trình sưu khảo lần đầu thực hiện ở hải ngoại, qui tụ các cây bút viết về Phật Giáo hiện diện khắp các châu lục địa.

Cùng đi với Thượng Tọa, có thầy Tâm Huy (nhà văn Huỳnh Kim Quang), thuộc trong nhóm sưu tập bộ văn học sử Phật Giáo VN hải ngoại.

Căn cứ vào bản thông báo được phổ biến, người ta thấy đây là một công trình qui mô và giá trị lâu dài, vừa là tài liệu tham khảo cho quí tăng sĩ đang theo học ở các Phật học đường, các tự viện, tịnh thất, vừa là món ăn tinh thần và tâm linh cho giới Phật tử tại gia sống ở hải ngoại hoặc quốc nội, cũng là tài liệu lưu trữ cho thế hệ sau về sự góp tiếng nói văn học Phật Giáo của giới Phật tử hải ngoại trên cuộc hành trình xiển dương đạo pháp như tâm nguyện của mỗi người con nhà Phật.

Ban sưu tập nói, bộ Văn Học PGVN Hải Ngoại là tập hợp những bài viết về nền văn học Phật giáo của tác giả, dịch giả đã đăng báo hải ngoại hoặc trên các trang web, các diễn đàn Phât Giáo từ trước đến nay. Bộ sách là công trình ghi nhân những thành quả đóng góp trong lãnh vực văn học PG từ nhiều thập niên qua, của chư tôn đức Tăng Ni, chư vị thức giả, văn thi sĩ hải ngoại. Ban biên tập mong quí Phật tử chưa liên lạc được, hãy gửi về ban biên tập:

- l tấm hình chụp bán thân khổ 4x6

- Tên thật, bút hiệu, ngày tháng năm sinh, thời gian cộng tác trên các báo hoặc các diễn đàn PG hải ngoại. - Tác phẩm hoặc bài viết thuộc thể tài PG đã đăng tải, xuất bản

- Xin chọn 2 bài văn xuôi hoặc 5 bài thơ.

Một danh sách các tác giả ban biên tập đã sưu tập được tác phẩm, khoảng 400 Thầy và cư sĩ, được đính kèm trong bản thông báo. Tuy nhiên, ban sưu tập cho biết danh sách đó vẫn còn thiếu sót, nên mong quí văn thi hữu sinh sống tại hải ngoại bổ khuyết, tự gửi bài và ảnh đến ban biên tập, để bộ sưu khảo văn học sử PG hải ngoại sớm hoàn chỉnh.

Địa chỉ thư: 4333 30th St SAN DIEGO, CA 92104 USA . Điện thoại: 619-283-7655. Độc giả có thể đọc chi tiết về các thông báo về dự án trên ở nơi cuối trang web sau:

http://vinhhao.net/phuongtroicaorong.htm

TT Thích Nguyên Siêu (gia) và nhà văn Hunh Kim Quang (phi) nói chuyn v công trình văn hc PG, vi cư sĩ Nguyên Giác ti tòa son Vit Báo.

THƠ

Một phần của tài liệu PTCR so 11 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)