trong tương lai
- Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên: Cần tiếp tục xây dựng bổ sung, hoàn thiện các văn bản về kiểm soát chi NSNN bằng hình thức chi theo dự toán từ KBNN. Ban hành các qui định cụ thể về quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, vừa đảm bảo quản lý ngân sách một cách chặt chẽ và hiệu quả.
- Đối với công tác kiểm soát chi đầu tư: Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ đối với công tác kiểm soát chi đầu từ NSNN, quy định cụ thể vcho từng loại vốn đầu tư, cấp ngân sách khác nhau, cụ thể về: Phạm vi kiểm soát chi; nội dung và phương pháp kiểm soát; kiểm soát chi vốn mua sắm hàng hóa thiết bị trong các dự án đầu tư; kiểm soát chi vốn đền bù giải phóng mặt bằng; kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án đầu tư; kiểm soát chi dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách khác nhau;…
- Đối với kiểm soát chi với các cơ quan đơn vị được khoán: Tăng cường khâu kiểm tra, thẩm định phương án khoán chi của các cơ quan, đơn vị đảm bảo kinh phí khoán vừa phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế, vừa kích thích đơn vị sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Phân định rõ trách nhiêm vai trò của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị khoán chi trong các khâu nhạy cảm
- Hoàn thiện cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với chi NSNN. Đây là chủ trương lớn theo Quyết định 291/2006/QĐ-Ttg, nhằm đưa dần công tác thanh toán tiền mặt cho hệ thống Ngân hàng thương mại đảm nhận. Mọi hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khu vực công sẽ diễn ra thông qua tài
khoản ngân hàng. Nếu đơn vị giao dịch đề nghị chi tiền mặt, thì KBNN sẽ cấp sé tới Ngân hàng lĩnh tiền.
- Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực
Kiện toàn tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, đặc biệt là việc hình thành một số Kho bạc Nhà nước hoạt động theo chức năng (Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước,ỹ ). Cơ cấu lại các Kho bạc Nhà nước địa phương theo hướng thành lập một số Kho bạc Nhà nước khu vực, có lộ trình bố trí lại Kho bạc Nhà nước theo địa giới hành chính. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước, bảo đảm thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước;
Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của Kho bạc Nhà nước; thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ Kho bạc
Nhà nước theo chức trách và nhiệm vụ.- Thực hiện số hóa, hiện đại hóa các nghiệp vụ: Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển vũ bão. Việc áp dụng công nghệ một cách hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được sức người sức của, tạo nên sự chặt chẽ cho công tác kiểm soát chi. Nhưng công việc này đòi hỏi một quá trình, trong cả việc bồi dưỡng cán bộ sử dụng, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho ngành.
- Công nghệ thông tin
Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin Kho bạc Nhà nước, trong đó lấy hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc làm xương sống nhằm đáp ứng các yêu cầu cải cách quản lý tài chính - ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc;
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin Kho bạc Nhà nước; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ;
Tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững chắc; trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tư, như: cơ cấu và chất lượng thiết bị, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị; tăng cường sử dụng các nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá,l ;
Thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ, tài sản và các hoạt động nghiệp vụ khác của Kho bạc Nhà nước để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia và phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính - ngân sách;
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của Kho bạc Nhà nước, hình thành Kho bạc điện tử.
- Tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động Kho bạc Nhà nước như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực.
Triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đã ký kết; phát triển các dự án, chương trình hợp tác song phương của Kho bạc Nhà nước với Kho bạc các nước và các tổ chức quốc tế về tài chính và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.
C. KẾT LUẬN
Quản lý và kiểm soát chi NSNN là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình đổi mới chính sách tài chính - tiền tệ trong thời đại mới. Đặc biệt khi nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường trong hơn 20 năm, khi mà sự phát triển của các công cụ quản lý vẫn đang khá chậm so với sự phát triển của xã hội cũng như thời đại. Đây là một trong nhưng vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới chính sách tài chính- tiền tệ của nước ta trong thời gian hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề án đã hệ thống hóa cá vấn đề lí luận về kiểm soát chi NSNN; đặc biệt là vai trò của KBNN với nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Khẳng định vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của KBNN đối với trọng trách quản lý quỹ NSNN và quản lý chi NSNN. Từ đó, đưa ra các phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và kiểm soát NSNN qua hệ thống KBNN trên phương diện cơ chế quản lý, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới.
Cũng qua đây, ta cũng có thể thấy được vai trò lớn của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN. Qua 18 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Có thể khẳng định rằng hệ thống kho bạc nhà nước đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế toán, thông tin Kho bạc nhà nước đã đảm bảo ng cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính
quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Kiểm soát chi NSNN là một nội dung phức tạp, có liên quan tới nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, của nền kinh tế. Là một vấn đề rộng và phức tạp do đó với dung lượng ngắn gọn của đề án chỉ đề cập những vấn đề chung nhất trong công tác quản lý chi NSNN. Trên đây là những tìm hiểu của cá nhân về công tác kiểm soát chi Ngân sách ở Việt Nam thời gian qua. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề án hoàn thiện hơn.