Thực tiễn, khó khăn và thách thức trong thực thi các Bộ quy tắc đạo đức và

Một phần của tài liệu Report_CoC-in-justice-sector_13Jan21_VN-version_clean (Trang 41 - 43)

đức và ứng xử nghề nghiệp của Kiểm sát viên

a. Cơ chế đào tạo và tuyên truyền

Đạo đức nghề nghiệp Kiểm sát viên là một trong những nội dung bắt buộc thuộc các học phần đào tạo Kiểm sát viên tại Học viện Tư pháp, Đại học Kiểm sát Hà Nội109.

Như đã nêu tại cơ chế đào tạo tuyên truyền & giám sát thực thi - mục 2.2.2(c), ngành KSND đang thực hiện nhiều phong trào thi đua theo Luật Thi đua, khen thưởng. Việc đánh giá phẩm chất đạo đức và việc thực hiện các quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên theo các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên được lồng ghép trong các cuộc thi đua này tại từng VKSND.

b. Cơ chế giải thích

Như đã nêu tại cơ chế giải thích - mục 2.2.2 (b), việc không có một cơ chế giải thích chính thức nào cho các quy định của các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát

108 UNDP - Bộ Tư pháp, Báo cáo khảo sát Thực trạng quản lý TAND địa phương ở Việt Nam (2014), trang 45.

109 Học viện Tư pháp, Chương trình chi tiết đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên, Mục 5.2.2, khối Kiến thức bắt buộc, Nghề luật và đạo đức nghề luật, Nghề luật và môi trường nghề nghiệp. Truy cập đường link http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/chuong-trinh-dao-tao.aspx?ItemID=2 vào ngày 12/03/2020

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Lịch Giảng dạy Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát Khóa 29 - Phần I: Những vấn đề chung, Bài 2: Đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát. Truy cập đường link http://www.tks.edu.vn/bai-

viet/chi-tiet/60/2722/lich-giang-day-dao-tao-nghiep-vu-kiem-sat-khoa-29-phan-i-nhung-van-de-chung vào ngày

42

viên cũng gây khó khăn cho việc tự nguyện thi hành cũng như việc giám sát, đánh giá việc tuân thủ các Bộ QTĐĐUX này.

c. Cơ chế bảo đảm thi hành

-Cơ chế giám sát thực thi

Như đã nêu ở trên, cơ chế giám sát thực thi các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên được lồng ghép trong các hoạt động đánh giá thường xuyên hoặc đột xuất của các hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành KSND và công tác đánh giá cán bộ, công chức Đảng viên của Đảng uỷ ngành KSND theo các quy định đã được phân

tích ở trên110. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn chịu sự giám sát nhân dân thông qua cơ

chế khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong tố tụng của cơ quan, người tiến

hành tố tụng theo các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015111, Bộ luật Tố

tụng Dân sự 2015112. Tương tự như TAND, ngành KSND không có cơ chế giám

sát thực thi riêng cho các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên mà chỉ có cơ chế giám sát các hành vi ứng xử, nghiệp vụ chung cũng như là chuẩn mực đạo đức chung của cán bộ nhà nước và Đảng viên nói chung và của ngành KSND nói riêng, như giám sát “2 chiều” tại cơ quan làm việc và tại nơi cư trú theo Quy định 76 trước đây và Quy định 213 hiện nay... Một trong những khó khăn trong việc giám sát thực thi các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên là các văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởng, công tác cán bộ hay xử lý kỷ luật trong ngành KSND không chỉ dẫn trực tiếp tới việc áp dụng các bộ quy tắc này. Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành KSND được ban hành kèm theo Quyết định 26 cũng không sử dụng các tiêu chí, quy định trong các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên mà đặt ra những tiêu chí, phẩm chất riêng về đạo đức của các

chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân113. Thực tiễn này đã dẫn tới sự

chồng chéo trong việc áp dụng. -Cơ chế xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm kỷ luật ngành KSND được thực hiện theo Quyết định số 183/QĐ-VKSND-T1 như đã đề cập ở phần trên. Hoạt động xử lý vi phạm này được thực hiện như việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức mà không có cơ chế thực hiện riêng biệt như đối với Thẩm phán.

110 Hướng dẫn số 39/HD-VKSTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về Thực hiện công tác tổ chức cán bộ năm 2020, ngày 30/12/2019.

111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 32

112 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 25

43

-Cơ chế khuyến khích thực hiện

Như đã phân tích, hoạt động thi đua khen thưởng của ngành KSND tương tự như các cơ quan hành chính nhà nước và tuân thủ đúng theo Luật Thi đua, khen thưởng. Thực tế các hoạt động này là các hoạt động đánh giá nhiều vấn đề đối với Kiểm sát viên mà không tập trung vào khuyến khích việc thực hiện các Bộ QTĐĐUX của Kiểm sát viên và cũng không có hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng các Bộ QTĐĐUX trong đánh giá của hoạt động thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu Report_CoC-in-justice-sector_13Jan21_VN-version_clean (Trang 41 - 43)