8.1. Đ nh gi điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
- Mỗi người bệnh có nhu cầu cần được chăm sóc giảm nhẹ nên được đánh giá bởi một điều dưỡng trong lần nhận bệnh nội trú hoặc ngoại trú đầu tiên.
Các phần chính c a đánh giá đi u dưỡng chăm s c gi m nhẹ gồm:
- Xem xét tiền sử y khoa từ bệnh án và người bệnh, bao gồm các bệnh chính và các điều trị gần đây.
- Đánh giá chức năng bằng cách sử dụng các thang đánh giá mức độ hoạt động chức năng Thang đo kết quả chăm sóc giảm nhẹ dành cho người Việt Nam (VietPOS) (xem Phụ lục 3) hoặc ECOG (xem Phụ lục 1).
- Đánh giá các triệu chứng thể chất và tâm l .
- Các loại thuốc hiện tại, bao gồm cả liều lượng và khoảng thời gian dùng thuốc.
- Dị ứng thuốc. - Khám thể chất.
- Nhận định các vấn đề của người bệnh. - Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng.
8.2. Biện hộ/lên tiếng vì l i ích của người bệnh (health advocacy)
- Điều dưỡng đóng vai trò quan tr ng trong việc đảm bảo người bệnh nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể bằng cách hỗ trợ các bác sĩ thấu hiểu nhu cầu của người bệnh và hỗ trợ người bệnh tiếp cận với sự chăm sóc tốt nhất.
- Người điều dưỡng có cơ hội tiếp xúc, chia sẻ với người bệnh và h có thể truyền đạt cho bác sĩ nhiều thông tin quan tr ngvề tiền sử y khoa, các giá trị sống, hiểu biết về bệnh tật, hy v ng và nỗi sợ hãi của người bệnh.
- Nhiều người bệnh và gia đình không quen thuộc với hệ thống y tế và/ hoặc không biết cách tìm kiếm hoặc yêu cầu sự chăm sóc mà h cần. Điều dưỡng có thể cung cấp tư vấn hiệu quả để giúp người bệnh lựa ch n loại hình dịch vụ chăm
sóc.
- Trong các bệnh viện có dịch vụ tư vấn hội chẩn chăm sóc giảm nhẹ, các điều dưỡng có thể xác định người bệnh nào trong phòng bệnh của h sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ.
- Các điều dưỡng có vai trò quan tr ng trong việc thông báo cho bác sĩ có trách nhiệm và nhóm làm việc khi triệu chứng (thể chất, tâm l , xã hội, tâm linh) không được kiểm soát tốt.
8.3. Liều cứu hộ morphin
Khi bác sĩ kê đơn thuốc opioid như morphin với liều cố định (theo giờ cố định) để giảm đau hoặc khó thở, trong hầu hết các trường hợp bác sĩ cũng kê đơn liều cứu hộ cho cơn đau hoặc khó thở đột xuất. Trong bệnh viện, điều dưỡng có vai trò quan tr ng trong quá trình chăm sóc:
- Nhận định kịp thời thời điểm khi nào người bệnh cần một liều cứu hộ Morphin do đau hoặc khó thở và thông báo cho bác sĩ.
- Cung cấp liều cứu hộ theo chỉ định của bác sĩ và đánh giá hiệu quả giảm đau giảm khó thở cũng như tác dụng không mong muốn nếu có sau mỗi liều cứu hộ.
- Ghi nhận lại từng liều cứu hộ để bác sĩ có thể biết cần bao nhiêu liều cứu hộ mỗi ngày.
- Thảo luận với bác sĩ về kế hoạch quản l đau trên từng người bệnh cụ thể. 8.4. Đường truyền dưới da
- Nhiều loại thuốc thường được tiêm tĩnh mạch trong chăm sóc giảm nhẹ cũng có thể được tiêm dưới da thông qua một đường truyền dưới da rất dễ thiết lập.
- Một đường truyền dưới da có thể được sử dụng để tiêm thuốc ngắt quãng cũng như truyền liên tục với bơm tiêm truyền.
- Một ống thông mạch (catheter) có cánh bướm vớikim cỡ 23 hoặc 25, nên sử dụng ống thông có chất liệu an toàn ít rủi ro và cho phép thời gian lưu kim lâu hơn, vị trí đặt ở dưới da theo Hình 6 một số vị trí cần chú như sau:
+ Tránh vùng bụng nếu có chướng bụng nhiều.
+ Tránh khu vực thượng đòn.
+ Tránh khu vực dưới xương đòn nếu người bệnh có hoạt động nhiều hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nguy cơ tràn khí màng phổi).
+ Tránh các khu vực bị phù, da mất toàn vẹn, bị nhiễm trùng hoặc viêm, có sự hiện diện của khối u, vùng gồ xương, hoặc có nếp gấp da.
+ Tránh các khu vực được chiếu xạ gần đây.
+ Đối với người bệnh lú lẫn hoặc kích động, lưng trên là vị trí tốt nhất. 8.4.1. Quy trình truyền dưới da
- Người bệnh có thể nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế có tựa một cách thoải mái.
- Bộc lộ vùng tiêm.
- Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài, để 30 giây đảm bảo khô chất sát khuẩn
- Đeo găng tay sạch, véo da giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Đưa kim ở góc 45° với da, nếu người bệnh rất suy mòn, hạ góc kim xuống
còn 30°.
- Tháo nòng kim kim loại, và dán chặt đường truyền nhựa vào vị trí.
8.4.2. C c lưu ý khi dùng dường tiêm, truyền dưới da
- Đường truyền có thể được lưu từ 1-14 ngày nếu không có tình trạng đau, viêm tại chỗ tại chỗ trừ khi đỏ hoặc đau tăng tại vị trí đường truyền.
- Nếu tiêm nhiều lần cần phải thay đổi vị trí tiêm, tránh tiêm vào mũi kim cũ. - Cần lưu đến cảm xúc và sự thoải mái của người bệnh khi ch n vùng tiêm để việc cung cấp kỹ thuật chuyên môn thực sự có nghĩa cho người bệnh.
- Theo dõi sát 24 giờ đầu khi tiêm truyền dưới da vì người bệnh vẫn có thể có các phản ứng dị ứng; ghi nhận bất kỳ thay đổi nào và chăm sóc phù hợp.
- Không nên trộn các loại thuốc với nhau để tiêm, truyền dưới da; Sau mỗi loại thuốc nên bơm một lượng nước muối sinh l NaCl 0,9% để làm sạch đường tiêm.
- Các ống thông đặt dưới da có không gian chết là 0,2ml. Do đó trước khi tiêm thuốc cần phải thông catheter bằng ít nhất 0,2ml - 0,5ml dung dịch nước muối sinh l NaCl 0,9%, đảm bảo nồng độ thuốc cung cấp cho người bệnh là
chính xác.
H nh 6. Vịtrí đặt đường tiêm truyền dưới da (Vịtrí đặt là các khu vực tô chéo)
8.5. Chăm sóc vết thương
Điều dưỡng thường giữ trách nhiệm chính trong việc chăm sóc vết thương kể cả lành tính hoặc ác tính như thay băng, giảm áp lực lên các nền xương cứng, kiểm soát mùi hôi và trao đổi tình trạng vết thương với bác sĩ (xem Phần IV, Bảng 10).
8.6. H tr cảm xúc cho người bệnh v người nhà
Điều dưỡng có vai trò quan tr ng trong việc động viên, hỗ trợcảm xúc cho các người bệnh đang sợ hãi, các thành viên gia đình của h và giúp h hiểu về tình trạng bệnh.
8.7. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh v người chăm sóc
- Điều dưỡng cũng có vai trò quan tr ng trong việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh và/ hoặc người chăm sóc của h để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người bệnh, cả trong bệnh viện và đặc biệt là tại nhà.
- Tại một số bệnh viện, điều dưỡng cung cấp thuốc của người bệnh cho người chăm sóc, sau đó chịu trách nhiệm cung cấp đúng liều lượng của từng loại thuốc cho người bệnh vào đúng thời điểm. Điều dưỡng phải huấn luyện người chăm sóc để thực hiện nhiệm vụ này đúng cách.
các nhiệm vụ cần thiết để chăm sóc người bệnh. Có thể bao gồm: + Tiêm thuốc;
+ Tiếp cận một đường truyền tĩnh mạch trung tâm; + Chăm sóc vết thương;
+ Tắm cho người bệnh; + Vệ sinh;
+ Cho người bệnh ăn các loại thực phẩm phù hợp và giảm thiểu rủi ro hít sặc; + Cung cấp dinh dưỡng qua ống mở dạ dày hoặc hỗng tràng ra da.
IX. CHĂM SÓC CUỐI ĐỜI 9.1. Thảo luận kế hoạch chăm sóc y tếcho tương lai