ĐỒng ChÍ phẠM vĂn ChiêU

Một phần của tài liệu STXDD-T8 sua moi 31-7 ok MOI 1-48 (Trang 34)

ngày 16-6-1907, trong một gia đình nông dân ở ấp Long Hòa, xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 9, TP.HCM). Rời gia đình lên Sài Gòn học năm 10 tuổi, đến năm 19 tuổi, Phạm Văn Chiêu tốt nghiệp xuất sắc trường Sư phạm Sài Gòn và sau đó dạy học ở Gò Vấp. Từ năm 1936 đến năm 1942, thầy Bảy Chiêu là Hiệu trưởng trường Tổng Hóc Môn. Suốt 16 năm dạy học, thầy Bảy đã mang hết trí lực và tâm lực của mình truyền bá cho học sinh những tư tưởng tiến bộ, tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Năm 1942, do những hoạt động yêu nước, thầy Bảy Chiêu bị thực dân Pháp bắt giam ở bót Catinat, Khám Lớn Sài Gòn, rồi đày đi Biên Hòa. Tại đây, Phạm Văn Chiêu có dịp tiếp xúc với những nhà yêu nước, đảng viên cộng sản, bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng cộng sản và trở thành đảng viên cộng sản sau khi ra tù (tháng 4-1944).

Khởi nghĩa tháng 8-1945 bùng nổ, Phạm Văn Chiêu cùng các đồng chí của mình giành chính quyền và sau đó được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 23-9-1945, Nam bộ bước vào cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp trở lại xâm lược. Với vai trò là người đứng đầu Ủy ban Hành chính tỉnh, đồng chí Phạm Văn Chiêu cùng Tỉnh ủy Gia Định chủ trương xây dựng những căn cứ kháng chiến ngay ở ngoại ô, vùng phụ cận Sài Gòn, quyết tâm bám đất bám dân, thực hiện chiến tranh du kích. Sau ngày 5-10-1945, các lực lượng cách mạng chiến đấu bảo vệ thành phố, các cơ quan kháng chiến của tỉnh Gia Định, thành phố Sài Gòn… lần lượt rút về An Phú Đông. Cuối năm 1945, tại Hội nghị tỉnh Gia Định, đồng chí Phạm Văn Chiêu quyết định thành lập Chiến khu An Phú Đông – chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định và cùng là căn cứ địa đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ. Chính việc xây dựng và bám trụ thành công tại chiến khu này đã đưa tỉnh Gia Định trở thành một trong những ngọn cờ đầu trong toàn Nam bộ trong cuộc kháng chiến. Tại đây, đồng chí Phạm Văn Chiêu đã đoàn kết, tập hợp lực lượng, vừa đương đầu với giặc Pháp, vừa phải đối phó với những tổ chức phản động trong nước. Đội quân du kích ở Chiến khu An Phú Đông do đồng chí Phạm Văn Chiêu lập nên gồm công nhân, nông dân, thanh niên Tiền phong trong tay chỉ có tầm vông vạt nhọn và một số vũ khí thô sơ

đỒng ChÍ phẠM vĂn ChiêU

Một phần của tài liệu STXDD-T8 sua moi 31-7 ok MOI 1-48 (Trang 34)