Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005
Tổng dư nợ 245.39 Tỷ trọng 306.48 Tỷ trọng 359.205 Tỷ trọng
Cơ cấu theo kỳ hạn
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn 197.10 8.29 80.32% 19.68% 211.839 94.641 69.12% 30.88% 220.38 138.825 61.35% 38.75% Cơ cấu theo
loại tiền
Cho vay VND Cho vay ngoại tệ 204.2 41.19 83.21% 16.79% 209.694 96.786 68.42% 31.58% 221.737 137.468 61.73% 38.27% Cơ cấu theo
thành phần Cho vay DN Cho vay cá nhân 196.66 48.73 80.14% 19.86% 241.782 64.698 78.89% 21.11% 272.515 86.69 75.87% 24.13%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng cuối năm-Phòng DVKHDN)
Trên đây là bảng tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm qua ba năm vừa qua, ta thấy có sự tăng lên của dư nợ tín dụng. Năm 2004 tăng so với 2003 là 24.9%, năm 2005 tăng so với 2004 là 17.2%. Tỷ lệ tăng không cao do việc chi nhánh thực hiện quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn tức là thẩm định, phân tích hồ sơ xin vay thận trọng hơn cũng như chịu sự điều chỉnh của ngày càng nhiều các
Nhà mới, Gia đình trẻ, Du học, Ôtô xịn, cho vay kinh doanh chứng khoán, thấu chi doanh nghiệp, bao thanh toán. Các sản phẩm mới đang chứng tỏ tính hữu dụng của chúng đối với khách hàng.
Trong tổng dư nợ, khi phân loại theo kỳ hạn thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn tỷ trọng cho vay dài hạn. Có thể lý giải như sau: cho vay ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn, do đó nhiều hồ sơ vay ngắn hạn sẽ được giải quyết nhanh hơn với lại ngân hàng có sẵn các nguồn ngắn hạn để cho vay hơn, nguồn cho vay trung và dài hạn ít hơn và không được dùng quá 40% nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Ngoài ra khoản cho vay ngắn hạn làm tăng tính thanh khoản cho tài sản của ngân hàng nhiều hơn là khoản cho vay trung dài hạn. Một đặc thù nữa của chi nhánh đó là với những khoản cho vay trung dài hạn có khối lượng lớn thì thẩm quyền quyết định là không phải của Giám đốc chi nhánh mà của Hội đồng Tín dụng quản lý rủi ro trên Hội sở. Do vậy những khoản cho vay trung dài hạn thường thấp hơn cho vay ngắn hạn. Thực tế tỷ trọng cho vay trung dài hạn đang tăng dần qua các năm điều này thể hiện một điều rằng nhu cầu vay trung dài hạn gia tăng và chi nhánh cũng cố gắng để đáp ứng tốt nhu cầu đó của khách hàng. Có thể nói những dự án trung dài hạn thường lớn, có mục tiêu phát triển kinh tế đất nước rất nhiều nên việc khuyến khích và cho vay vốn đầu tư cũng là cần thiết, tất nhiên sau khi đã thẩm định hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ cùng nhiều yếu tố khác.
Về phân loại cho vay theo thành phần: cá nhân và doanh nghiệp thì có thể thấy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao hơn cho vay cá nhân rất nhiều. Nguyên nhân xuất phát từ những lý do sau: nhu cầu của doanh nghiệp cho các dự án sản xuất kinh doanh là rất cao, khối lượng của mỗi dự án cũng lớn hơn khối lượng xin vay của cá nhân, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những đối tượng mục tiêu của ngân hàng và có mối quan hệ tốt với ngân hàng còn với cá nhân thì vì ngân hàng cổ phần đang còn mới nên họ chưa quen mà chủ yếu vẫn vay các ngân hàng quốc doanh.
b. Chất lượng tín dụng Phân loại nợ
Đơn vị tính: tỷ đồng Cơ cấu nợ 31/12/2004 31/12/2005 Tổng dư nợ 306.48 359.205 Nợ loại 1 Nợ loại 2 Nợ loại 3 Nợ loại 4 Nợ loại 5 283.822 13.454 3.946 0.856 5.188 338.319 11.593 1.005 2.714 5.574
(Nguồn: Báo cáo tín dụng cuối năm-Phòng DVKHDN)
Xem bảng cơ cấu nợ quá hạn có thể nhận thấy tình trạng nợ quá hạn cũng đã được khắc phục một phần. Tỷ lệ nợ loại một đã tăng lên, năm 2005 là 94.18%, năm 2004 là 92.37% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2005 là 5.82%, trong đó nợ xấu là 2.59%. Khối lượng nợ loại 4, 5 năm 2005 tăng do nợ loại 4, 5 từ năm trước để lại và thêm một phần của 2,3 chuyển xuống. Năm 2005 nợ quá hạn rơi vào công ty 818, công ty Tân Việt, xí nghiệp thương mại Vinamex, công ty Tự Cường. Đầu năm nay chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ. Hiện nay chi nhánh đang tiến hành những biện pháp để tăng cường chất lượng tín dụng như thẩm định hồ sơ xin vay chặt chẽ hơn, chấm điểm khách hàng, kiểm soát sau khi cho vay, đôn đốc thu nợ, làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn cũng như phòng tránh các dấu hiệu rủi ro tín dụng khác.
Năm 2005, chi nhánh trích dự phòng rủi ro tín dụng là 2876.24 triệu đồng. Dự phòng rủi ro đã làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh xuống tuy nhiên lợi nhuận vẫn đạt kế hoạch đề ra.
2.1.2.3 Hoạt động khác
Hoạt động dịch vụ trong nước của chi nhánh đang phát triển mạnh mẽ và đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Thu dịch vụ trong nước năm 2005 đạt 1139.93 triệu đồng vượt mức kế hoạch là 102.31%. Trong các lĩnh vực như thẻ thanh toán Fast Access, Fast Saving, Fast Advance đã đem lại cho chi nhánh mức thu phí không nhỏ. Năm 2005 chi nhánh đạt doanh thu từ thẻ là 77.385
trong nước bằng séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi cũng đem lại nguồn thu khá lớn cho ngân hàng.
Tình hình thanh toán quốc tế qua các năm như sau: thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2003 là 2590.37 triệu đồng, năm 2004 là 2978.93 triệu đồng, năm 2005 là 3574.71 triệu đồng. Như vậy thu dịch vụ thanh toán quốc tế tăng trưởng tương đối nhanh, tỷ trọng so với thu dịch vụ cao, chiếm khoảng 70% thu dịch vụ. Trong năm 2005, Thanh toán quốc tế của chi nhánh không có sự ổn định trong tăng thu phí dịch vụ và chưa đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể các tháng 7, tháng 10 thu thanh toán quốc tế đạt chưa tới 300 triệu đồng, chưa đạt kế hoạch đề ra. Các tháng đầu năm như tháng 2, 3, 4 đạt doanh thu cao, tháng 3 đạt tới 385.97 triệu do nhu cầu xuất nhập khẩu cũng như chuyển tiền kiều hối vào đầu năm gia tăng với khối lượng lớn.
2.1.3 Một số đánh giá về hoạt động trong năm 2005 và kế hoạch 2006
2.1.3.1 Đánh giá một số hoạt động trong năm 2005 a. Hoạt động tín dụng
Năm 2005 vừa qua về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thì có một số điểm như sau: Theo sao kê tín dụng ngày 10/10/2005 thì Chi nhánh không có khoản vay nào vượt mức giới hạn cho vay tối đa đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (quy định 15% vốn chủ sở hữu, tương đương 83 tỷ đồng). Chi nhánh tuân thủ tốt quy định đồi với các khách hàng là doanh nghiệp chưa xác lập hạn mức giao dịch khách hàng, mọi khoản vay, bảo lãnh, mở thư tín dụng nhập khẩu… phải báo cáo Hội đồng tín dụng Chi nhánh Thăng Long hoặc Ban tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Hội sở phê duyệt. Kể cả khách hàng chỉ vay ôtô trả góp hay bảo lãnh có giá trị nhỏ đều phải có hạn mức thì Giám đốc hoặc Phó giám đốc chi nhánh mới có thẩm quyền phê duyệt.
Việc cấp tín dụng của Chi nhánh hoàn toàn tuân thủ mức uỷ quyền phán quyết, các điều kiện cụ thể của các sản phẩm tín dụng, điều kiện về tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh khả thi… Về cho vay thấu chi cán bộ khách hàng có sự tích cực giải thích cho khách hàng về nội dung sản phẩm thấu chi và các quy
định khi sử dụng sản phẩm, sự phối hợp giữa các phòng doanh nghiệp, phòng cá nhân, phòng hỗ trợ để theo dõi tình hình của khách hàng là hợp lý. Ngoài ra chi nhánh đã có văn bản gửi phòng hỗ trợ và phát triển ứng dụng- Trung tâm Công nghệ đề nghị các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý và theo dõi tài khoản thấu chi. Tình hình thực hiện kiểm tra theo dõi khoản vay sau khi giải ngân tương đối tốt, tình hình tổ chức của việc thẩm định, xét duyệt và giải ngân tín dụng tuân thủ tốt quy định, tình hình quản lý, lưu hồ sơ tín dụng được thực hiện rất tốt thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng.
Về quản lý tài sản đảm bảo thì chi nhánh tuân thủ tốt các quy định như lưu giữ bản gốc các giấy tờ về tài sản đảm bảo, xuất nhập kho theo quy định. Các tài sản đảm bảo là bất động sản đều được công chứng hợp đồng thế chấp, bảo lãnh. Đa số các bất động sản được đăng ký giao dịch bảo đảm.
Về công tác kiểm soát tín dụng thì tổ chức phân công trong đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi đã được cụ thể hoá và thực hiện tương đối tốt. Việc tổ chức theo dõi xử lý nợ xấu đã được triển khai và một số khoản đã được chuyển lên Ban xử lý nợ. Việc theo dõi chất lượng tín dụng chung của Chi nhánh và việc báo cáo cho Ban giám đốc chi nhánh được thực hiện kịp thời với sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban.
Về bảo lãnh, chi nhánh chấp hành tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Chi nhánh tuân thủ các quy định về mức ký quỹ, quản lý hồ sơ, quản lý tài sản đảm bảo của khách hàng bảo lãnh.
Một số hạn chế trong tín dụng: Đối với cho vay thấu chi tài khoản chưa thực hiện đúng quy định về sản phẩm thấu chi cụ thể như điều kiện giao dịch ghi Có trong vòng 2 tháng, một số khoản thấu chi có số dư vượt hạn mức do khách hàng chưa nộp lãi thấu chi. Hạn chế này đã được phản ánh và chi nhánh đã đưa ra giải pháp khắc phục: cán bộ khách hàng phải giải thích cho khách hàng rõ hơn, theo dõi tình hình của khách hàng sát sao hơn, sử dụng tốt công nghệ để xử
bộ khách hàng chưa lên lịch kiểm tra sử dụng vốn vay theo từng khế ước nên vẫn có các trường hợp chưa kiểm tra sử dụng vốn vay.
b. Về hoạt động khác
Chi nhánh thực hiện tốt việc chấp hành các quy định của NHNN và Techcombank trong thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn, dịch vụ thanh toán trong nước khác. Vào cuối năm tốc độ huy động vốn cũng như thu từ dịch vụ thanh toán tăng lên đáng kể so với các tháng trước đó. Trong năm có một vài sai sót về nhầm lệnh, về kiểm đếm tiền… nhưng đã khắc phục nhanh chóng.
Về công tác phát triển khách hàng mới thì tốc độ còn tương đối chậm. Các khách hàng mới vẫn đa số là người quen của cán bộ nhân viên, việc tìm kiếm khách hàng cho các hoạt động như huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế… chưa được tích cực. Việc chăm sóc khách hàng chưa có điểm khác biệt và chưa đi sâu đi sát từng khách hàng. Phòng dịch vụ cá nhân chưa xúc tiến nhanh việc triển khai nhanh phát hành thẻ ATM trong các doanh nghiệp.
2.1.3.2 Kế hoạch năm 2006
Căn cứ vào kế hoạch chung của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam năm 2006, Giám đốc chi nhánh Thăng Long đã đề ra kế hoạch cho năm 2006 giao cho các phòng ban thực hiện. Kế hoạch này bám sát vào kết quả kinh doanh năm 2005, cũng như xét theo tình hình thực tế trên các thị trường và tiềm năng phát triển của Chi nhánh. Cụ thể đối với phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh kế hoạch như sau: thu lãi cho vay doanh nghiệp đạt 29.670 tỷ đồng, thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 4600 triệu đồng, thu dịch vụ trong nước khác đạt 995 triệu đồng, nợ loại 3-5 duy trì ở tỷ lệ trên dưới 3%, lãi treo ở mức 10-15% trên tổng lãi phải thu. Đối với phòng dịch vụ khách hàng cá nhân cần triển khai mạnh hơn nữa hoạt động phát hành thẻ, hoạt động cho vay cá nhân mới… Phòng kế toán giao dịch năm 2005 đã hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ và năm tới cần tiếp tục phát huy, thực hiện nghiệp vụ chính xác, nhanh chóng hơn nữa. Phòng ngân quỹ cần cẩn thận hơn nữa trong công việc tránh sai
sót như trong năm 2005. Công tác huy động vốn cần đẩy mạnh hơn nữa để thu hút được cả nguồn vốn từ dân cư và từ tổ chức kinh tế, cũng như vốn uỷ thác đầu tư khác nhất là các nguồn trung dài hạn.
2.2 Tình hình thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thăng Long
2.2.1 Các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Thăng Long
Luật thống nhất về hối phiếu theo công ước Giơnevơ. Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ UR525
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 500 Điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2000
Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
Văn bản số 1008/TCB-HĐQT ngày 08/12/1999 về quy chế điều hành ngoại hối.
Quyết định số 719/TCB ngày 14/08/2000 của Chủ tịch HĐQT về quy chế hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Quy định 501/TCB ngày 31/05/2002 quy định về hoạt động thanh toán qua NHTMCP Kỹ thương Việt Nam.
Văn bản số 980/QĐ-TGĐ ngày 11/10/2003 về quy trình phát hành và điều chỉnh thư tín dụng.
Văn bản số 1152/2003/QĐ-TGĐ ngày 03/12/2003 về quy trình thanh toán nhờ thu nhập khẩu.
Văn bản số 1185/2003/QĐ-TGĐ ngày 09/12/2003 về quy trình nhờ thu xuất khẩu.
Văn bản số 5/2004/QĐ-TGĐ ngày 05/01/2004 về quy trình thư tín dụng hàng xuất.
Văn bản số 2175/QĐ-TGĐ ngày 30/12/2004 về quy trình chuyển tiền quốc tế.
Văn bản số 56 ngày 09/01/2006 về quyết định sử dụng mẫu Template thông tin chuyển tiền tự động trên hệ thống T24R5.
2.2.2 Tình hình chung về thanh toán quốc tế
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có thế mạnh về thanh toán quốc tế và tại Chi nhánh Thăng Long, hoạt động thanh toán quốc tế cũng được chú trọng và đem lại thu phí chiếm tới hơn 70% trong thu từ dịch vụ. Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh đặt mục tiêu hiệu quả lên đầu, giữ chữ tín với khách hàng, tư vấn cho khách hàng cách thức thức hiện tốt nhất, cung cấp các dịch vụ kèm theo chất lượng nhất cho khách hàng như mua bán trao đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán, bảo lãnh… Những năm gần đây do tình hình tưong đối ổn định nên hoạt động thanh toán quốc tế đã tăng trưởng đều hơn không có những biến động như trước kia mặc dù là việc cạnh tranh với các ngân hàng cùng địa bàn nhất là các chi nhánh của Ngân hàng công thương, chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương luôn rất khốc liệt.
Thu dịch vụ thanh toán quốc tế như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Thu phí TTQT Tốc độ tăng Lợi nhuận
Năm 2003 2172.67 1596.72
Năm 2004 2485.16 14.38% 1986.97
Năm 2005 3574.71 43.84% 3122.98
Năm 2003 hoạt động Thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt lợi nhuận khá cao ngang bằng so với các chi nhánh của ngân hàng khác cùng địa bàn như Công thương Hai Bà Trưng lợi nhuận đạt 1510 triệu đồng. Thanh toán quốc tế năm 2003 là một năm quan trọng mà chi nhánh bắt đầu chú trọng nhiều hơn tới thanh toán quốc tế. Đó là tiền đề cho tốc độ tăng ở năm 2004 là 14.38%.
Năm 2005, tốc độ tăng của thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế ở mức rất cao do chi nhánh nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, mở các