ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh giai đoạn 2010-2015
3.1.1 Định hướng phát triển tổng thể của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2015
• Nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, góp phần hoàn thành mục tiêu vĩ mô: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, gắn với việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
• Tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động theo chỉ đạo của NHNN nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh.
• Chủ động, độc lập trong hoạt động kinh doanh, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu, tôn chỉ của BIDV Việt Nam: “Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam”
Phát triển dịch vụ tài chính đa dạng Tình hình tài chính vững mạnh
Tích cực chủ động chuẩn bị cho lộ trình cổ phần hóa Giải quyết triệt để vấn đề Nợ xấu
Tăng trưởng ngân hàng trên cơ sở khả năng sinh lởi và bền vững Áp dụng các thông lệ và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế
Cải thiện và nâng cấp công nghệ Ngân hàng
Phân nhóm khách hàng – Cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay theo dự án
Trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể lâu dài của BIDV Việt Nam là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, dẫn đầu cả về lĩnh vực ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh Đông Đô đã xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể nhằm góp sức cho thành công của toàn hệ thống. Trong đó, phát triển lĩnh vực cho vay dự án là một trong ưu tiên hàng đầu của Chi nhánh. Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của Chi nhánh Đông Đô bao gồm các nội dung chính như sau:
- Chi nhánh chủ trương đa dạng hóa các loại hình và lĩnh vực cho vay. Mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh - vốn là khu vực năng động và có nhu cầu vốn cao.
- Ngân hàng chủ động tìm kiếm các dự án có lợi ích kinh tế cao và thời gian thu hồi vốn nhanh đề tài trợ vốn.
- Khi tiến hành cho vay theo dự án, tuyệt đối chấp hành các quy định về luật tổ chức tín dụng, luật đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, các văn bản quyết định nội bộ của BIDV Việt Nam và BIDV- Chi nhánh Đông Đô bao gồm cẩm nang tín dụng, cẩm nang thẩm định dự án, quy trình, nội dung thẩm định là tài liệu cơ sở trong thực hiện các bước thẩm định dự án cho vay.
- Duy trì cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong Chi nhánh ngân hàng để kịp thời phát hiện các sai phạm và khắc phục.
- Tích cực mở rộng các mối quan hệ hợp tác, đồng tài trợ cùng có lợi với các ngân hàng bạn.
3.1.3 Định hướng phát triển công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh
Hoạt động tín dụng chỉ diễn ra hiệu quả và an toàn khi công tác thẩm định dự án cho vay được thực hiên nghiêm túc và hợp lý. Công tác thẩm định phải được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, trong mối liên hệ mật thiết giữa các phòng ban chức năng, đồng bộ với quy trình công nghệ. Để đạt được thành công đó, Chi nhánh đưa ra một số định hướng như sau:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu thẩm định
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình và nội dung các bước thẩm định
- Củng cố bộ máy nhân sự đảm nhiệm công tác thẩm định dự án cho vay - Nâng cấp công nghệ ngân hàng, đặc biệt là mạng lưới thông tin
- Chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, cả trong ý tưởng lẫn kế hoạch, tư vấn cho doanh nghiệp các phương án thực hiện
- Chú trọng hơn vào công tác quản trị rủi ro
- Đảm bảo thời gian thẩm định dự án theo quy định
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tại Chi nhánh Đông Đô
3.2.1 Đội ngũ nhân viên
• Tài nguyên tinh thần là sở hữu vô giá của các doanh nghiệp và tổ chức. Trong mọi hoạt động, con người luôn chiếm vị trí trung tâm, có ảnh hưởng quyết định. Công tác thẩm định dự án cho vay tại ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Đội ngũ cán bộ phòng thẩm định là những chủ thể nắm vai trò quan trọng
trong công tác thẩm định, chịu trách nhiệm tất cả các khâu, từ hoạch định mục tiêu, kế hoạch thẩm định, thu thập thông tin, xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích dự án, quản trị rủi ro, đưa ra kết luận, xét duyệt cho vay…
• Công tác thẩm định dự án đầu tư bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn: tài chính, quản trị kinh doanh, thị trường sản phẩm, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, pháp lý, rủi ro… Vì thế những cán bộ tham gia xét duyệt dự án phải đạt được những yêu cầu nhất định về chuyên môn cũng như kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp:
Tốt nghiệp đại học trở lên, được đào tạo một cách chính quy, bài bản. Nắm rõ những kiến thức chuyên môn ngân hàng - tài chính, lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư. Có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu, nắm được ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu đó, kết hợp, thu thập thông tin, xử lý và ra quyết định.
Cán bộ cũng cần củng cố kiến thức về các lĩnh vực khác để phục vụ cho công tác thẩm định. Vì công việc này đỏi hòi cán bộ ngân hàng phải nhìn nhận dự án trên nhiều khía cạnh, không chỉ ở mức độ tài chính. Kiến thức đa dạng về các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ giúp ích cho các cán bộ thẩm định tiếp cận dự án.
Thông thạo các phần mềm hiện đại phục vụ thẩm định tài chính như Excel, Crystal Ball … cũng là lợi thế của mỗi cá nhân tham gia thẩm định dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án vay vốn. Đồng thời phải có một tư duy mới là: Thứ nhất, thẩm định dự án bao hàm nhiều nội dung, không chỉ tập trung vào thẩm định trên khía cạnh tài chính. Thứ hai, trong thẩm định tài chính dự án, tình hình tài chính của khách hàng là chỉ tiêu thẩm định nền tảng, và hiệu quả tài chính của dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định có tài trợ cho dự án hay không. Từ đó ngân hàng kết hợp hai chỉ tiêu, ra quyết định vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng, vừa hạn chế rủi ro.
Cán bộ thẩm định cần không ngừng trau đồi kinh nghiệm. Sau mỗi quá trình phân tích một dự án, sẽ rút ra bài học và những kinh nghiệm quý giá có thể áp dụng cho công tác thẩm định trong tương lai, nhằm hoàn thiện hơn nữa bản thân và đóng góp cho ngân hàng.
Thêm vào đó, tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi và khả năng chịu áp lực cũng là nhân tố cần thiết tạo nên một cán bộ thẩm định giỏi.
•Muốn thu hút và đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, Chi nhánh cần tiến hành đồng thời nhiều biện pháp:
- Về mặt tổ chức, Chi nhánh nên củng cố năng lực hoạt động của phòng Tổ chức - Nhân sự. Căn cứ vào khối lượng công việc và nguồn lực của mỗi phòng ban, cán bộ nhân sự sẽ có sự điều chỉnh, phối hợp tổ chức giữa các phòng ban, xác định nhu cầu tuyển dụng, trực tiếp tổ chức tuyển dụng, điều chỉnh nhân sự hợp lý.
- Đối với công tác tuyển dụng:
Tuyển dụng những cá nhân tốt nghiệp đại học chính quy trở lên chuyên ngành phù hợp, ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.
Công tác tuyển dụng phải được thực hiện bình đẳng, công khai, khách quan đem đến cơ hội như nhau cho tất cả các ứng.
Các ứng viên phải vượt qua các vòng thi chuyên môn, tiếng anh, IQ, tin học để đảm bảo kiến thức cơ bản và đảm nhiệm được công việc. Những ứng viên trúng tuyển phải có thời gian thử việc 2-3 tháng để ngân hàng có thể kiếm tra khả năng làm việc trong thực tế của nhân viên.
- Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
Thường xuyên tổ chức và tài trợ các khóa học, khuyến khích nhân viên tham gia và lấy chứng chỉ. Những khóa học này sẽ giúp các nhân viên củng cố thêm kiến thức, cập nhật thông tin và tri thức mới. Đó cũng là diễn đàn để các cán bộ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đưa ra các tình huống và cùng nhau giải quyết. Những khóa học ngắn hạn và dài hạn phải do những chuyên gia đầu ngành và có uy tin giảng dạy. Chi nhánh cũng nên quan tâm đến các lớp đạo tạo kiến thức bổ trợ và các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là các kĩ năng mềm.
Chi nhánh nên khuyến khích khả năng tự học hỏi và trau dồi của mỗi nhân viên. Ý chí vươn lên và quyết tâm là chìa khóa thành công của mỗi con người. Chi nhánh có thể khuyến khích phong trào tự học của các cán bộ bằng nhiều biện pháp: tài trợ tiền học phí cho nhân viên, tặng bằng khen và phần thưởng cho những nhân viên có ý tưởng hay nghiên cứu ứng dụng trong thực tế …
Định kỳ tổ chức sát hạch, kiểm tra trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ. Qua đó có thể đánh giá được nỗ lực trong công việc của từng cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu. Phòng nhân sự sẽ có cái nhìn tổng quát về mỗi cá nhân, từ đó điều chỉnh nhân sự hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn chất xám, khuyến khích các cá nhân tham gia đóng góp cho ngân hàng.
Chi nhánh cũng cần có chính sách đãi ngộ hấp dẫn và phù hợp đối với các cán bộ. Thẩm định là công việc chịu áp lực, đòi hỏi năng lực và tính trách nhiệm cao. Do đó để thu hút được nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, tránh chảy máu chất
xám, Chi nhánh cần đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý. Mức lương được xác định dựa vào năng lực và kết quả làm việc, chứ không phải thâm niên công tác. Đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc, có năng lực, cần phải khen thưởng xứng đáng để khuyến khích họ ở lại, cống hiến cho ngân hàng.
Chi nhánh nên tích cực tạo lập các mối quan hệ với những chuyên gia, những nhà đầu tư hàng đầu, có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm. Không chỉ mời họ tham gia những vị trí cấp cao, mà có thể mời họ làm cố vấn, cộng tác viên, hỗ trợ hoạt động ngân hàng. Những ý kiến của các chuyên gia trên về xu hướng phát triển kinh tế, môi trường ngành, quy định pháp luật thường được đánh giá cao do họ đều là những chuyên gia có tầm nhìn chiến lược. Mặt khác, các cán bộ thẩm định hầu hết đều được đào tạo chuyên ngành kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân hàng, nhưng kiến thức về các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án (xây dựng, tiêu dùng, năng lượng …) chưa rộng. Trong trường hợp đó, Chi nhánh có thể thuê tư vấn hoặc cộng tác với các chuyên gia kỹ thuật.
Ngoài việc đào tạo, Chi nhánh nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống của nhân viên. Có thể tổ chức những buổi giao lưu, giải trí, thắt chặt thêm mối quan hệ giữa nhân viên và Ngân hàng, giúp nhân viên có tinh thần tốt nhất khi trở lại làm việc.
3.2.2 Phương pháp và nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định cẩn trải rộng trên nhiều khía cạnh của dự án.
Phân tích thị trường cũng đóng vai trò quan trọng, là bước đệm để tính toán thông số phục vụ phân tích tài chính. Chi nhánh cần nghiên cứu cung cầu của sản phẩm, năng lực cạnh tranh, phương thức tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường. Cách tối ưu nhất là Ngân hàng đẩy mạnh nghiên cứu các mô hình đánh giá như: SWOT, PORTER…
Quản trị rủi ro cũng là khâu cần được đầu tư nhiều hơn tại Chi nhánh. Có rất nhiều biện pháp tài trợ, bù đắp và dự phòng tổn thất, cũng như hạn chế rủi ro để Ngân hàng tham khảo.
Quy định cho từng loại dự án, từng lĩnh vực đầu tư cụ thể
Các công tác thẩm định đều tuân theo quy trình chung của Ngân hàng về thẩm định, nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng nên xây dựng cẩm nang thẩm định cho các cán bộ. Tài liệu này nên dàn trải nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, và nhấn mạnh những đặc điểm, những điểm cần lưu ý, chuẩn mực riêng của từng loại hình.
Về thẩm định tài chính dự án
Nếu nguồn vốn vay được dùng để đầu tư thì:
TSCK = Lãi suất vay trước thuế* (1 - thuế suất TNDN) Nếu nguồn vốn chủ sở hữu được dùng để đầu tư thì: TSCK = Mức sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu.
Nếu nguồn gồm cả vốn cho vay và chủ vốn sở hữu dùng để đầu tư thì TSCK = WACC
Trên thực tế, các ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay dài hạn của Ngân hàng bằng đúng tỷ suất chiết khấu
- Để thẩm định tổng vốn đầu tư, Chi nhánh nên tham khảo các dự án tương tự thông qua xem xét và so sánh các các dự án, sau đo tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Các dự án hầu hết là trung-dài hạn, vốn bỏ ra trong nhiều năm nên phải phân tích sự biến động của tổng vốn đầu tư trong tình trạng lạm phát tỷ giá biến động. Ngoài ra, vốn dự phòng là một thành phần quan trọng và bắt buộc trong tổng vốn đầu tư. Ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư giải trình chi tiết tổng vốn đầu tư trong báo cáo, và có thể đề nghị doanh nghiệp bổ sung vốn dự phòng.
- Về cơ cấu vốn đầu tư dự án, vốn tự có của doanh nghiệp là bộ phận quan trọng, sẽ bù đắp cho NHTM khi dự án vận hành thua lỗ hoặc không như dự kiến. NHTM cần tiến hành tái thẩm định giá trị tài sản của doanh nghiệp phòng trường hợp doanh nghiệp cố tình định giá cao tài sản của mình để tăng giá trị vốn góp.
- Ngoài các chỉ tiêu như NPV, IRR, DSCR, thời gian thu hồi vốn, cần xem xét thêm một số chỉ tiêu như điểm hòa vốn, chỉ số doanh lợi (PI), Tỷ lệ nội hoàn có điều chỉnh (MIRR)… Không chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu và so sánh riêng lẻ từng chỉ tiêu về không gian, thời gian, cán bộ NH cần xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để đưa ra đánh giá tổng hợp về hiệu quả tài chính.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp với từng dự án và lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tuân theo các quy định và văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
- Cần xét đến yếu tố biến động của lạm phát và tỳ giá - những thông số quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến các thông số khác và đến hiệu quả tài chính dự án, đồng thời có khả năng biến động khó dự đoán.
- Các cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật, quy định, hướng dẫn mới ban hành, bổ sung hoặc sửa đổi của Nhà nước và các Bộ, ngành. Những thông số như suất đầu tư, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn