Các lược đồ trong UML

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế và xây dựng chương trình quản lý siêu thị việc làm (Trang 73 - 78)

X. Một số giao diện: 1.Trang Chủ

3. Các lược đồ trong UML

a. Biểu đồ Use case (use case diagram)

−Use case cung cấp một bức tranh tổng thể về những gì đang xảy ra trong hệ thống hiện tại hoặc những gì sẽ xảy ra trong hệ thống mới.

−Biểu đồ Use case đưa ra các use case (tình huống sử dụng), các actor (tác nhân) và các association (quan hệ kết hợp).

 Mục đích của Use case:

− Dùng để mơ hình hố các chuỗi mà hệ thống sẽ thực hiện, nhằm cung cấp một kết quả có ý nghĩa cho một người nào đó hay một hệ thống bên ngồi.

− Cung cấp cái nhìn tổng thể về những gì mà hệ thống phải làm và ai sẽ dùng nó.

− Đưa ra cơ sở dể xác định giao tiếp người – máy đối với hệ thống.

− Dùng để mơ hình hố các scenario cho một use case.

− Để người dùng cuối có thể hiểu được và có thể giao tiếp với hệ thống ở mức tổng thể.

− Lập cơ sở cho việc phác thảo ra các đặc tả kiểm tra.  Các ký hiệu cơ bản: use case, actor, relationship:

Use case:

− Mô tả một chuỗi các hành động. mà hệ thống sẽ thực hiện để đạt được kết quả có ý nghĩa đối với một tác nhân. Trong biểu đồ use case được biễu diễn bằng một hình ellipse. Tên use case được đặt bên trong hoặc bên dưới.

− Tên use case là một chuỗi gồm các ký tự, các con số và hầu hết các dấuphân cách, ngoại trừ dấu hai chấm bởi dấu hai chấm được dùng phân tách tên use case với tên packet. Quy ước đặt tên use case như sau: Trước hết là một động từ và sau là một danh từ hay cụm danh từ mô tả hành vi.

Actor:

− Là người hay hệ thống gồm các kí tự tương tác với use case. Thường là người dùng hệ thống. Trong biểu đồ use case, mỗi use case được vẽ bằng một biểu tượng hình người với tên vai trò (role name) đặt bên dưới.

− Khi actor là người, tên actor là tên vai trò mà actor đảm nhiệm chứ không phải là tên công việc.

− Đoạn thẳng nối actor với use case mô tả mối quan hệ giữa chúng, là mối quan hệ tương tác giữa actor và use case

 Các kiểu kết hợp và quan hệ

o Có 4 kiểu kết hợp và quan hệ trong một biểu đồ use case:

− Kết hợp generazation (tổng quát hoá) giữa các use case.

− Kết hợp generazation giữa các actor.

− Quan hệ include (bao gồm) giữa các use case.

− Quan hệ extend (mở rộng) giữa các use case.

Account

CarMatch

Administrator Franchisee

Use case name

Use case name

Register car Match car Record sharing

−Biểu đồ lớp mô tả các lớp, là viên gạch để xây dựng bất kỳ hệ thống hướng đối tượng nào. Khả năng cộng tác giữa chúng, bằng cách truyền thông điệp, được chỉ ra trong các mối quan hệ giữa chúng.

−Biểu đồ lớp cho ta một khung nhìn tĩnh của các lớp trong mơ hình hoặc một phần của mơ hình. Nó chỉ cho ta thấy các thuộc tính và các thao tác của lớp, cũng như các quan hệ giữa các lớp. Biểu đồ lớp giống như tấm bản đồ, với các lớp là các thành phố, còn các mối quan hệ là các đường nối giữa chúng.

 Mục đích của biểu đồ lớp:

− Dùng để sưu liệu các lớp tạo thành hệ thống hay hệ thống con.

− Dùng để mô tả các kết hợp, quan hệ tổng quát hoá và quan hệ kết tập giữa các lớp.

− Dùng biễu diễn các thành phần của lớp, chủ yếu là các thuộc tính và các thao tác của mỗi lớp.

− Chúng có thể được dùng trên khắp quy trình phát triển, từ đặc tả của các lớp trong xác định u cầu đến mơ hình cài đặt cho hệ thống nào đó, để biểu diễn cấu trúc lớp của hệ thống đó.

− Làm sưu liệu cách tương tác giữa các lớp của hệ thống với các thư viện lớp đang có.

− Dùng biễu diễn các thể hiện đối tượng riêng lẻ bên trong cấu trúc lớp.

− Dùng biểu diễn các giao diện được một lớp nào đó hỗ trợ. c. Biểu đồ cộng tác (collaboration diagram)

− Biểu đồ cộng tác được dùng trong quá trình phác thảo tỉ mỉ biểu đồ lớp nhằm giúp người phâp tích hiểu được các nhóm đối tượng tham gia thực hiện một use case. Biểu đồ cộng tác được sử dụng khi biểu đồ lớp không diễn đạt được hết ý nghĩa tương tác giữa các đối tượng. Ngoài ra, biểu đồ cộng tác còn được dùng để xác định các đối tượng có liên quan trong thao tác. Việc mơ hình hố các cộng tác và tương tác bằng biểu đồ cộng tác hay biểu đồ tuần tự có thể cần đến các lớp mới, các thuộc tính và thao tác mới.

 Mục đích chính của việc tạo ra biểu đồ cộng tác bao gồm:

− Mơ hình cộng tác giữa các đối tượng hay các vai trò nhằm thực hiện chức năng của một use case.

− Mơ hình cộng tác giữa các đối tượng hay các vai trò nhằm thực hiện chức năng của một thao tác.

− Mơ hình cơ chế bên trong thiết kế kiến trúc.

− Biểu đồ cộng tác được chú thích với các tương tác. Các tương tác này trình bày các thơng điệp giữa các đối tượng hay vai trò bên trong cộng tác.

− Biểu đồ cộng tác được dùng để mơ hình các scenario trong một use case hay một thao tác liên quan đến sự cộng tác của các đối tượng khác nhau và cá tương tác khác nhau.

− Biểu đồ cộng tác dùng mô tả các đối tượng tham gia vào một mẫu thiết kế.

d. Biểu đồ tuần tự (sequence diagram)

− Là phương tiện biểu diễn tương tác dưới dạng hình ảnh. Biểu đồ tuần tự dùng mô tả các tương tác giữa các thể hiện đối tượng trong ngữ cảnh một cộng tác. Cộng tác này được biễu diễn tường minh trong biểu đồ cộng tác, nhủng không tường minh trong biểu đồ tuần tự. Các thể hiện thường được sử dụng nhiều hơn các vai trò, nhưng phải nhớ rằng mỗi thể hiện đang đảm hiệm một vai trò đã được định nghĩa trong một cộng tác.

 Các biểu đồ tuần tự thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

− Lập mơ hình tương tác giữa các mức cao giữa các đối tượng hoạt động.

− Lập mơ hình tương tác giữa các thể hiện đối tượng bên trong một cộng tác nhằm thực hiện một use case.

− Lập mơ hình tương tác giữa các thể hiện đối tượng bên trong một cộng tác nhằm thực hiện một thao tác.

− Lập mơ hình tương tác tổng thể hoặc được dùng để xác định các thể hiện của một tương tác.

e. Biểu đồ hoạt động (activity diagram)

− Là một phương tiện mô tả dịng cơng việc (workflow) và được dùng theo nhiều cách khác nhau. Như một cơng cụ phân tích, nó mơ tả các dòng nghiệp vụ (business flow) với nhiều mức độ chi tiết, mơ tả các dịng phức tạp bên trong use case hay giữa các use case.

− Biểu đồ hoạt động bao gồm các hoạt động (activity), trạng thái (state) và chuyển tiếp (transition) giữa các hoạt động, các trạng thái.

 Chúng được dùng để:

− Mơ tả các dịng nghiệp vụ.

− Xác định các use case, qua việc khảo sát các dòng nghiệp vụ.

− Xác định các điều kiện đầu và cuối cho các use case.

− Mơ hình dịng cơng việc giữa các use case.

− Mơ hình dịng cơng bên trong các use case.

− Mơ hình dịng phức tạp bên trong thao tác trên đối tượng.

− Mơ hình chi tiết các hoạt động phức tạp trong một mơ hình hoạt động ở mức cao.

f. Biểu đồ trạng thái (statechart diagram)

− Là phương tiện mô tả hành vi của các phần tử của mơ hình động, nó quan hệ rất mật thiết với biểu đồ hoạt động. Trong khi biểu đồ hoạt động mô tả dịng cơng việc thì biểu đồ trạng thái mơ tả trạng thái của các thể hiện.

− Biểu đồ trạng thái dùng mô tả hành vi của các lớp. Tuy nhiên chúng cũng được dùng mô tả hành vi của các phần tử khác như use case, actor, hệ thống con và thao tác. Các biểu đồ trạng thái còn được dùng

một thực thể, chẳng hạn như một lớp, còn biểu đồ hoạt động và biểu đồ cộng tác có thể lập mơ hình hành vi nhiều thực thể.

− Vai trị chính của biểu đồ trạng thái là mơ tả các thực thể phức tạp có các trạng thái có ý nghĩa và các chuyển tiếp phức tạp giữa các trạng thái.

 Chúng đặc biệt hữu ích để mơ tả:

− Các thực thể nghiệp vụ phức tạp.

− Hành vi của hệ thống con.

− Tương tác trong các lớp boundary trong suốt quy trình định nghĩa giao diện của hệ thống, chẳng hạn như màn hình.

− Việc thực hiện các use case.

− Các đối tượng phức tạp hiện thực các thực thể nghiệp vụ hay các thực thể thiết kế phức tạp.

g. Biểu đồ thành phần (component diagram)

− Được dùng để mơ hình mối quan hệ giữa các thành phần phần mềm trong hệ thống. Thông thường chúng là các quan hệ giữa các tập tin chương trình nguồn, giữa các phần mềm đang chạy hoặc giữa tập tin nguồn với tập tin thi hành tương ứng. Tuy nhiên chúng có thể dùng sưu liệu cho bất cứ thành phần phần mềm tạo nên hệ thống máy tính và mối quan hệ giữa chúng. Biểu đồ thành phần mơ hình một khung nhìn tĩnh về các thành phần tạo nên hệ thống. Các thành phần có thể là tập tin, chương trình thi hành, tài liệu, thư viện hay bảng dữ liệu. Chúng được liên kết với nhau trong biểu đồ bằng các mối quan hệ phụ thuộc, tổng quát hoá, hiện thực hoá và các kết hợp khác.

 Mục đích chính của các biểu đồ thành phần:

− Mơ hình vật lý các thành phần phần mềm và các mối quan hệ giữa chúng.

− Mơ hình các tập tin mã nguồn và mối quan hệ giữa chúng.

− Mô hình cấu trúc của phiên bản phần mềm.

− Xác định các tập tin được biên dịch thành tập tin thi hành. h. Biểu đồ triển khai (deployment diagram)

− Dùng để mơ hình các phần cứng được dùng để thi hành hệ thống và liên kết các thành phần lại với nhau. Các thành phần được biểu diễn trong biểu đồ triển khaicho phép mơ hình việc trienr khai các thành phần thực thi trên các bộ xử lý trên một hệ thống phẳng. Biểu đồ triển khai được dùng để mơ hình cấu hình của các thành phần phần cứng tạo nên hệ thống. Chúng cũng được dùng để biễu diễn các nút nơi cư trú của các thành phần phần mềm của hệ thống thực thi.

 Biểu đồ triển khai được dùng để:

− Mơ hình vật lý các thành phần phần cứng và các kênh liên lạc giữa chúng.

− Lập kế hoạch kiến trúc của một hệ thống.

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế và xây dựng chương trình quản lý siêu thị việc làm (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w