HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014
Quỹ đất dự trữ để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện phải thu hồi đất của dân và bồi thường làm ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư và thời gian thực hiện.
Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án đăng ký trong năm kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến dự án chậm triển khai thực hiện hoặc không triển khai được.
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất chưa được sâu sát, cũng như chưa kiên quyết xử lý tình trạng tự ý chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ngoài kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Nguồn vốn đầu tư, tình hình huy động các nguồn lực trong nhân dân nhằm thực hiện các dự án có nhu cầu sử dụng đất còn rất hạn chế, số lượng còn ít chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra.
Cơ chế thị trường làm cho đất đai ngày càng có giá trị, một mặt cũng làm khó khăn cho công tác thực hiện kế hoạch như vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất,…
Một số chính sách về đất đai như Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hạn chế sử dụng đất lúa, Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về thay đổi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ảnh hưởng rất lớn đối với việc chuyển sang mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp và thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.
Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong năm của một số ngành, địa phương khá nhiều, nhất là các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng, thương mại dịch vụ, công nghiệp, đất phát triển hạ tầng (đất cơ sở văn hóa, giáo dục đào tạo,…) nhưng do chưa dự báo được chính xác nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư xây dựng phần lớn phụ thuộc vào ngân sách của Trung ương, tỉnh nên khi nguồn vốn gặp khó khăn dẫn đến không thực hiện được các công trình, dự án như đã đăng ký.
Phần III
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015