Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, mô hình phân tích hồi quy tuyến tính sẽ được sử dụng. Đây là phương pháp đã được nhiều tác giả như Fox (1991)[35], Huberty (1989)[36], Tien (2014)[27] sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Công thức tổng quát của mô hình hồi quy này được tóm tắt trong công thức (2.1) sau:
= + . + (2.1)
Trong đó: là biến phụ thuộc hay biến được giải thích
là biến độc lập hay biến giải thích là hệ số chặn trong mô hình là hệ số hồi quy
là sai số ngẫu nhiên
Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, hay còn được gọi là đòn bẩy tài chính. Nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn thường xuyên và nợ dài hạn. Do đó, sẽ có tất cả ba biến phụ thuộc cần được nghiên cứu:
Biến phụ thuộc - Công thức tính
TLEV – Đòn bẩy Giá trị sổ sách của tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chia cho tổng nguồn vốn
LTLEV – Đòn bẩy dài hạn Giá trị sổ sách của nợ dài hạn chia cho tổng nguồn vốn
STLEV – Đòn bẩy ngắn hạn Giá trị sổ sách của nợ ngắn hạn chia cho tổng nguồn vốn
Bảng 2.2: Các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy
Các biến giải thích về cấu trúc vốn của doanh nghiệp được sử dụng trong bài gồm có (1) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, (2) Quy mô doanh nghiệp, (3) Tỷ trọng tài sản cố định, (4) Tốc độ tăng trưởng, (5) Thuế suất doanh nghiệp, (6) Tỷ lệ sở hữu Nhà nước, và (7) Lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu không đề cập đến sự ảnh hưởng của biến số năm hoạt động của doanh nghiệp lên cơ cấu vốn bởi lẽ có nhiều doanh nghiệp xuất phát điểm là các doanh nghiệp của Nhà nước nhưng sau đó đã tiến hành cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa thay đổi về cơ bản cách thức vận hành của doanh nghiệp, làm thay đổi lớn đến cách nhìn nhận của các nhà quản trị về vấn đề tài chính. Do chưa có sự thống nhất quan điểm về tính số
mô hình. Các biến số (1), (2), (3), (4), (5) là các biến định lượng trong khi biến (6) và (7) là hai biến giả lượng hóa các thuộc tính của biến giải thích định tính trong mô hình.
Bên cạnh đó, trong mô hình định lượng của nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô sẽ không được xét đến. Điều đó không có nghĩa kết quả phủ nhận tác động của các yếu tố vĩ mô đến cấu trúc vốn, mà nghiên cứu chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng từ đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp đến đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các dự báo về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính cũng được đưa ra, dựa trên Lý thuyết cân bằng và Lý thuyết trật tự phân hạng.
Các biến số giải thích được minh họa cụ thể trong bảng (2.3):
Tương quan kỳ
Biến giải thích Ký hiệu Công thức tính vọng với biến
phụ thuộc
Tỷ suất sinh lời ROA Lợi nhuận ròng +/-
trên tổng tài sản Tổng tài sản
Quy mô doanh SIZE Log (doanh thu) +/-
nghiệp
Tỷ trọng tài sản cố TANG Tài sản cố định +
định Tổng tài sản
Tốc độ tăng GROW à ản năm t − tài sản năm (t − 1) +/-
trưởng tài sản năm (t − 1)
Thuế suất doanh TAX ℎ ế +
nghiệp Lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ sở hữu Nhà GOV D = 1 nếu tỷ lệ sở hữu nhà +
nước nước > 50%, = 0 nếu < 50%
Lĩnh vực hoạt IND D = 1 trong lĩnh vực công +/-
động nghiệp, = 0 trong dịch vụ hàng
tiêu dùng
Như đề cập ở phần trên, do có ba tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn được tính đến, mô hình hồi quy nghiên cứu (2.1) sẽ được triển khai thành ba mô hình hồi quy cụ thể. Và đây cũng là những mô hình sẽ được thực hiện kiểm định ở những phần sau:
(MH1): TLEV =0 +1.ROA +2.SIZE +3.TANG +4.GROW +5.TAX +6.GOV +7.IND (MH2): LTLEV =0 +1.ROA + 2.SIZE +3.TANG +4.GROW +5.TAX +6.GOV +7.IND (MH3): STLEV =0 +1.ROA +2.SIZE +3.TANG +4.GROW +5.TAX +6.GOV +7.IND
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn, do đó sẽ không cần xét đến sự tương tác giữa các biến giả. Điều này sẽ làm đơn giản hóa việc xây dựng mô hình. Ngoài ra, việc xác định các hệ số hồi quy trong ba mô hình sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp này cũng sẽ giúp việc tính toán trở nên đơn giản hơn, đặc biệt với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là dựa trên nhiều giả thiết và nếu như các giả thiết này bị vi phạm sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các ướng lượng. Vấn đề này sẽ được bàn đến ở những phần sau.