Những mặt mạnh của công ty:

Một phần của tài liệu Các hoạt động SXKD chủ yếu của Cty cổ phần May 10 (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG II – CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

2.7.1. Những mặt mạnh của công ty:

Thứ nhất, công ty cổ phần May 10 đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng trong những năm qua, đó là, một mặt thúc đẩy thị trường xuất khẩu, trong đó tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu theo hình thức FOB, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu, mặt khác, không ngừng phát triển thị trường trong nước, nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Thứ hai, công ty có một hệ thống tổ chức sản xuất rộng với 5 xí nghiệp trong công ty và 8 xí nghiệp địa phương. Điều đó cho phép công ty có thể khai thác tốt lợi thế về nhân công, nguyên phụ liệu… ở những địa phương đó.

Thứ ba, công ty cũng đã tập trung phát triển vào những mặt hàng khác như quần âu, áo Jacket…, bên cạnh sản phẩm chủ lực là áo sơ-mi. Sự đa dạng hóa mặt hàng cho phép công ty tăng doanh thu, tìm kiếm thêm được những đối tác mới ở những mặt hàng đó. Sản phẩm công ty ngày càng phong phú về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, giá cả…được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thứ tư, đối với thị trường xuất khẩu, công ty cũng tìm kiếm những thị trường mới, bên cạnh 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU, Nhật Bản. Một mặt công ty vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, mặt khác, tìm kiếm thị trường mới và khai thác mạnh hơn thị trường Nhật Bản và EU.

Thứ năm, đối với thị trường nội địa, mạng lưới tiêu thụ mở rộng ở cả ba miền, với sự tăng mạnh về doanh thu từ các cửa hàng công ty và đại lý bao tiêu.

Thứ sáu, công ty đã và đang áp dụng những hệ thống tiên tiến nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2002, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. Đồng thời, công ty cũng không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và mở rộng nhà xưởng. Công ty cổ phần May 10 hiện nay đã có cơ sở vật chất khang trang, công nhân chỉ còn làm việc trong một ca như giờ hành chính, không phải làm ca đêm, ca ba như trước. Nhờ vậy đã nâng cao được năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, số lượng và tiến độ giao hàng.

Thứ bẩy, công ty đã xây dựng được cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức, trình độ, giàu kinh nghiệm và một lực lượng công nhân cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, và lành nghề. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của công ty cả trong hiện tại lẫn tương lai.

Có thể nói, công ty cổ phần May 10 đã biết kết hợp các thế mạnh của mình với nhu cầu và đặc điểm thị trường trong từng giai đoạn để đạt được những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh.

2.7.2. Những mặt yếu, khó khăn của công ty và nguyên nhân:

Thứ nhất, có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa. Điều đó, làm cho công ty bị phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài.

Thứ hai, sản xuất đôi khi phụ thuộc vào hàng xuất khẩu nên không chủ động được hàng kinh doanh trong nước.

Thứ ba, cũng như các doanh nghiệp may mặc khác ở Việt Nam, công ty cổ phần May 10 bị áp dụng chính sách hạn ngạch (trước năm 2007) và cơ chế giám sát đặc biệt (từ năm 2007) của Mỹ, đã gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu.

Thứ tư, việc mua nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB và tiêu thụ trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc và các nước Asean.

Thứ năm, việc phát triển mạng lưới tiêu thụ chưa khoa học, còn bỏ ngỏ thị trường miền Trung, khi có quá ít cửa hàng và đại lý bán hàng. Mặt khác, mạng lưới tiêu thụ cũng tập trung quá lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi có nhiều tỉnh thành lại không có một cửa hàng hay đại lý nào.

Thứ sáu, hoạt động Marketing còn yếu, công tác thị trường còn sơ sài, chưa thực sự coi quảng cáo là một công cụ cạnh tranh thực sự.

Trên đây là những điểm yếu cũng như những khó khăn mà công ty gặp phải trong thời gian qua và hiện nay. Có thể kể ra một vài nguyên nhân chủ yếu đã tạo nên những điểm yếu đó của công ty là:

Thứ nhất, kể từ năm 1975, công ty chuyển hướng sản xuất, từ phục vụ cho quân đội sang may gia công xuất khẩu. Và mãi đến năm 1992, công ty mới thực sự

khẩu. Chính sự gia nhập có phần hơi muộn đó đã gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc thâm nhập phát triển thị trường trong nước, dẫn đến tỷ trọng hàng tiêu thụ nội địa vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Thứ hai, nguồn cung ứng đầu vào nguyên phụ liệu cho ngành may ở Việt Nam còn thiếu và yếu về chất lượng, mẫu mã, màu sắc. Dẫn đến việc công ty để đáp ứng yêu cầu của khách hàng buộc phải sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, nên việc phụ thuộc vào bên ngoài là điều khó tránh khỏi.

Thứ ba, về thị trường nội địa, miền Trung tuy có tiềm năng song sức mua yếu. Do đó công ty đã không phát triển mạnh hệ thống phân phối tại khu vực này.

Một phần của tài liệu Các hoạt động SXKD chủ yếu của Cty cổ phần May 10 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w