Công nghệ VPN Layer 3

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại phòng vận hành trung tâm mạng lưới mobifone miền trung (Trang 39)

Trong kiến trúc L3VPN, các bộ định tuyến khách hàng và của nhà cung cấp được coi là các phần tử ngang hàng. Bộ định tuyến biên khác hàng CE cung cấp thông tin định tuyến tới bộ định tuyến biên nhà cung cấp PE. PE lưu các thông tin định tuyến trong bảng VRF. Mỗi khoản mục của VRF tương ứng với một mạng khách hàng và hoàn toàn biệt lập với các mạng khách hàng khác. Người dùng VPN chỉ được phép truy cấp tới các site hoặc máy chủ trong cùng một mạng riêng này.

Các gói tin IP qua miền MPLS được gắn 2 loại nhãn, bao gồm nhãn MPLS chỉ thị đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP và nhãn chỉ thị định tuyến/ chuyển tiếp ảo VRF. Ngăn xếp nhãn được thiết lập để chứa các nhãn trên. Các bộ định tuyến P của nhà cung cấp xử lý nhãn LSP để chuyển tiếp các gói tin qua miền MPLS. Nhãn VRF chỉ được xử lý tại thiết bị định tuyến biên PE nối với bộ định tuyến khách hàng.

Hình 2.19 Mô hình VPN Layer3

2.6. Kết luận chương

Thông qua việc tìm hiểu các thiết bị ở Đài Vận Hành, chúng ta hiểu được những nét cơ bản về cấu tạo nguyên lý hoạt động cũng như là chức năng của các thiết bị này, các hình ảnh trực quan của các thiết bị tại phòng thiết bị, các công nghệ sử dụng trong truyền dẫn.

40

CHƯƠNG 3

HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN IP METRO CHO DỊCH VỤ 2G IP VÀ 3G

3.1. Giới thiệu chương

Trong chương này nói về hệ thống truyền dẫn IP Metro cho 2G và 3G bao gồm : - Mô hình tổng quan của Metro, sơ đồ ring

- Sơ đồ hệ thống 2G IP - Sơ đồ hệ thống 3G

- Nguyên lý làm việc của từng hệ thống 2G IP và 3G

- Các thiết bị sử dụng và khai báo trong hệ thống truyền dẫn IP

3.2. Mô hình tổng quan của Metro

41

Hình 3.2 Mô hình tổng quan

Trong dự án IP Metro Mobifone Đà Nẵng, ba layer sẽ được xây dựng theo :

 Metro Core Layer :

- Hai 7750 SR-12e sẽ được thiết lập trong Data Center để kết nối với mạng IP Backbone ( IPBB ) của Mobifone và các thiết bị Mobile Center

- Hai 7705 SAR-18 sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển cho kết nối 2G giữa 2G BTS(TDM) và BSC(TDM) , dịch vụ Cpipe trên MPLS được hỗ trợ

 Aggregation Layer :

- IP/MPLS sẽ bao gồm nhiều router 7750 SR-12 để thiết lập ring 10G để uplink tới hai router MC. AGG router hoạt động như các router tập trung để nhận lưu lượng từ CSG và kết nối trực tiếp đến router MC.

 Access Layer :

- CSG tập trung các loại lưu lượng khác nhau từ NodeB/ENodeB/VOD/HSI và 1GE dựa trên 7705 SAR-X.

42

3.3. Hệ thống truyền dẫn 2G IP 3.3.1. Sơ đồ hệ thống 2G IP 3.3.1. Sơ đồ hệ thống 2G IP

Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống 2G IP

3.3.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống 2G IP

Dựa vào việc phân chia như trên thì hệ thống sẽ hoạt động theo nguyên lý phân chia từng layer bao gồm Access Layer, Aggregation Layer và Metro Core Layer. Ở lớp Access Layer thì CSG routers nhận tín hiệu từ trạm BTS sẽ tập trung lưu lượng và chuyển đến AGG routers hoạt động như bộ định tuyến tập trung lưu lượng ở lớp Aggregation Layer sau đó kết nối trực tiếp đến MC routers. MC routers sẽ phân chia thêm nhiều lớp tập trung để tập trung lưu lượng từ AGG routers. Tại Metro Core Layer, MC sẽ kết nối với RAN routers với đường truyền 1G cho kết nối BSC. Trong sơ đồ kết nối vòng ring của trung tâm đài vận hành thì các CSG sẽ nối với nhau theo kiểu full-mesh và tương tự là các AGG và MC để đảm bảo được tính back-up để khi có sự cố thì lưu lượng sẽ truyền theo hướng dự phòng cho đến khi đường truyền chính được sửa. Trong truyền dẫn IP Metro sử dụng các công nghệ truyền dẫn MPLS, BGP và OSPF để truyền lưu lượng đi giữa các node một cách nhanh nhất với đường đi ngắn nhất, đảm bảo được tính back-up và truyền giữa vùng này sang vùng khác.

43

3.3.3. Các thiết bị và khai báo dịch vụ 2G IP

- CSG ( Cell Site Gateway ) :

Thiết bị truy cập CSG cung cấp điểm truy cập cho thành phần di động Mobifone tương ứng với một trạm BTS ( ứng với 2G ), nodeB ( ứng với 3G ), dịch vụ kinh doanh CE như DSLAM hay các chuyển mạch lớp 2. Các thiết bị thiết lập thành vòng ring và được kết nối thành chuỗi dùng đường truyền gigabit và mỗi thiết bị cuối của CSG sẽ kết nối với thiết bị tập trung AGG.

- AGG ( Aggregation Router ) :

Thiết bị tập trung AGG hoạt động như thiết bị trung gian giữa MC và CSG. AGG kết nối với các CSG sẽ tập trung lưu lượng từ các bộ định tuyến CSG và truyền lưu lượng đi đến core sử dụng tuyến uplink 10G.

- MC ( Metro Core ) :

Thiết bị MC xây dựng vòng ring mạng chính sử dụng lưu lượng từ CSG và kết nối đến các bộ định tuyến IPBB ASBR . Là thiết bị kết nối với các bộ điều khiển mạng di động (RNC , BSC) tại những site đó . Server VoD , BRAS và server PTP cũng kết nối với MC routers cho các lưu lượng VoD, HSI, PTP.

 Phần khai báo lý thuyết

- Cấu hình chính sách tuyến trên router CSG : configure router policy-options

begin

community "RT-BTS" members target:<comm-id>

community "RT-BSC" members target:<comm-id>

community "SoO" members origin:<comm-id>

policy-statement "Export-BTS"

entry 1 0 action accept

community add "RT-BTS" "SoO"

exit exit exit

44 policy-statement "Import-BSC" entry 20 from community "RT-BSC" exit action accept exit exit - Cấu hình dịch vụ VPRN :

Configure service vprn <service-id> customer 1 create description <description-string>

route-distinguisher <value>

vrf-import "Import-BSC"

vrf-export "Export-BTS"

interface <interface-name> create address <x.x.x.x/netmask>

sap <port-id: vlan-id> create exit

exit

spoke-sdp <sdp-id1> create exit

spoke-sdp <sdp-id2> create exit no shutdown exit all  Khai báo thực tế : vprn 20002 customer 1 create description "Abis-2G" vrf-import "Import-BSC-Abis-ER" vrf-export "Export-BTS-Abis-ER" autonomous-system 65333 route-distinguisher 10.250.3.59:20002 interface "to_BTS_DNST14" create

45 address 10.26.66.33/30 sap 1/2/6:300 create ingress qos 1001 exit egress qos 2001 exit exit exit spoke-sdp 1011 create exit spoke-sdp 1012 create exit no shutdown exit ---OAM-2G--- vprn 20010 customer 1 create description "OAM-2G" vrf-import "Import-BSC-OAM" vrf-export "Export-BTS-OAM" autonomous-system 65333 route-distinguisher 10.250.3.59:20010 interface "DNST14-OAM-2G" create address 10.26.67.33/30 sap 1/2/6:350 create ingress qos 1001 exit egress qos 2001 exit

46 exit exit spoke-sdp 1011 create exit spoke-sdp 1012 create exit no shutdown exit =============== Community CSG ===================

community "RT-BSC-OAM" members "target:131429:20010" community "RT-BTS-OAM" members "target:131429:20020"

community "RT-BSC-Abis-ER" members "target:131429:20002" community "RT-BTS-Abis-ER" members "target:131429:20022"

3.4. Hệ thống truyền dẫn 3G 3.4.1. Sơ đồ hệ thống 3.4.1. Sơ đồ hệ thống

47

3.4.2. Nguyên lý làm việc hệ thống 3G

Hệ thống truyền dẫn 3G hoạt động tương tự như hệ thống 2G IP. Tuy nhiên trong truyền dẫn 3G thì nodeB sẽ phân chia thành 2 mạng con với hai đường truyền dẫn IP khác nhau đó là IuB để cho phép các nodeB giao tiếp được với RNC để truyền lưu lượng và OAM để giám sát đường truyền và cả 2 mạng con này sẽ bao gồm 2 đường dự phòng riêng.

3.4.3. Các thiết bị và khai báo dịch vụ 3G

Các thiết bị giống 2G IP.

 Phần khai báo lý thuyết :

Configure service vprn <service-id> customer 1 create description <description-string>

route-distinguisher <value>

vrf-import "Import-RNC"

vrf-export "Export-NodeB"

interface <interface-name> create address <x.x.x.x/netmask>

sap <port-id: vlan-id> create exit

exit

spoke-sdp <sdp-id1> create exit

spoke-sdp <sdp-id2> create exit no shutdown exit all  Khai báo thực tế : vprn 30001 customer 1 create description "IuB-NSN"

vrf-import "Import-RNC-IuB-NSN" # set RT import = 131429:30001 vrf-export "Export-NodeB-IuB-NSN" # set RT export = 131429:30011 autonomous-system 65333

48 route-distinguisher 10.250.3.149:30001

interface "to_test-NodeB" create #address 10.28.97.25/29 #sap port:vlan create ingress qos 1001 exit egress qos 2001 exit exit exit

interface "to-test-ATP" create address 9.9.9.1/29 exit spoke-sdp 1023 create exit spoke-sdp 1024 create exit no shutdown exit ========================================================= vprn 30010 customer 1 create description "OAM-3G" vrf-import "Import-RNC-OAM" vrf-export "Export-NodeB-OAM" autonomous-system 65333 route-distinguisher 10.250.3.138:30010 interface "DNHC79-OAM-3G" create address 10.29.79.1/29

sap 1/3/1:357 create ingress

49 exit egress qos 2001 exit exit exit exit 3.5. Kết luận chương

Trong chương này đã giới thiệu rõ về sơ đồ hệ thống, nguyên lý làm việc của hệ thống truyền dẫn, và các thiết bị trong truyền dẫn IP Metro. Chương cuối cùng ta sẽ phân tích các sự cố và cách khắc phục sự cố.

50

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC SỰ CỐ THỰC TẾ

4.1. Giới thiệu chương

Trong chương này, tập trung nói về các sự cố xảy ra về thiết bị và đường truyền dẫn và cách khắc phục nó, đồng thời dựa kiến thức đã học và tài liệu tại cơ quan để phân tích các nguyên nhân gây sự cố và đưa ra phương hướng khắc phục sự cố nhằm hạn chế tối đa lỗi xảy ra.

4.2. Thực tế SAM để giám sát Metro tại Đài Vận Hành

51

Hình 4.2 Sơ đồ nối giữ các AGG và Core

4.3. Các sự cố thường gặp 4.3.1. Sử dụng đường truyền thuê 4.3.1. Sử dụng đường truyền thuê

Một số đường truyền giữa các CSG ở xa mà không thể dùng cáp quang để nối buộc phải thuê các các đường truyền dẫn riêng bên ngoài để truyền tín hiệu và phải trả phí cho những đường truyền này đồng thời khi có sự cố đối với những đường truyền này thì sẽ phải chờ sửa chữa.

Hiện nay Mobifone đang nghiên cứu để thiết lập đường truyền riêng cho mình để không phụ thuộc vào các đường truyền dẫn bên ngoài

4.3.2. Đứt cáp quang

Trong quá trình truyền dẫn thì vẫn xảy ra hiện tượng đứt cáp , khi đó thì đường nối giữa hai node CSG sẽ không kết nối với nhau. Tuy nhiên do hệ thống có dạng full-mesh nên sẽ truyền theo các hướng khác cho đến khi đường cáp được nối lại thì nó sẽ chạy theo đường chính.

52

Hình 4.3 Đứt cáp giữa 2 CSG DNCL15 và DNCL12

Hình 4.4 Sự cố đứt cáp giữa 2 CSG DNCL13 và DNCL07

4.3.3. Thiết bị CSG chết

Một số thiết bị CSG không trang bị ắc quy , nên khi xảy ra hiện tượng mất điện thì sẽ không có tín hiệu đi vào và ra thiết bị CSG đó, nên đường truyền sẽ đi theo hướng khác. Để khắc phục sự cố này thì cần trang bị thêm ắc quy cho một số thiết bị CSG này để đề phòng sự cố mất điện nó vẫn có thể hoạt động được.

53

Hình 4.5 Mất điện dẫn đến node CSG –DNLC36 chết

Hình 4.6 Mất điện dẫn đến node CSG –DNLC16 chết

4.4. Kết luận chương

Trong bất cứ một hệ thống thông tin liên lạc nào, để hệ thống có thể hoạt động ổn định và lâu dài, khâu kiểm tra bảo dưỡng đóng vai trò cực kì quan trọng. Nếu người khai thác thực hiện tốt quá trình này sẽ giúp cho công việc vận hành thiết bị được ổn định, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, hệ thống được bảo dưỡng thường xuyên sẽ hoạt động tốt và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng thông tin, giảm được chi phí thay thế thiết bị, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty.

54

KẾT LUẬN CHUNG

Báo cáo được trình bày với 4 chương, nội dung xuyên suốt từ tổng quan hệ thống mạng của trung tậm mạng lưới Mobifone miền Trung cho tới phòng vận hành, tìm hiểu cụ thể về thiết bị tại phòng thiết bị của phòng vận hành tại trung tậm mạng lưới Mobifone miền Trung cũng như cách vận hành, xử lí khi thiết bị gặp sự cố.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tăng việc phát triển hạ tầng mạng là điều tất yếu. Xây dựng thêm các trạm viễn thông, lắp đặt thêm các thiết bị mới giúp hạ tầng mạng ngày càng hoàn thiện, tốc độ truyền tải thông tin ngày càng cao. Công nghệ Viễn thông ngày càng phát triển. Cáp đồng dần bị thay thế bởi cáp quang và mạng không dây đang phát triển mạnh mẽ.

Vì vậy để có thể cải thiện chất lượng mạng thì chúng ta phải thường xuyên nâng cấp, cải tiến thiết bị,giúp thiết bị có khả năng truyền dẫn với tốc độ cao hơn, độ ổn định của tín hiệu lớn hơn. Viễn thông đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng nói chung hay các thiết bị truyền dẫn nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Viễn thông phát triển sẽ là cơ sở để các ngành nghề khác phát triển cũng như sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại phòng vận hành trung tâm mạng lưới mobifone miền trung (Trang 39)