KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Áp dụng lý thuyết trò chơi và cân bằng Nash xây dựng phương pháp mô hình hóa xung đột trong quản lý dự án đầu tư công nghệ thông tin và thử nghiệm trong một số bài toán điển hình170 (Trang 25 - 27)

Kết luận

Theo PMBOK, vấn đề xung đột trong quản lý dự án được nhắc tới như là một công việc nhỏ trong một số lĩnh vực kiến thức chính của quản lý dự án, việc quản lý xung đột như vậy chưa tương xứng với hậu quả mà xung đột gây ra, như đã phân tích tại phần mở đầu [ ]. Những thiệt hại về xung đột xảy ra cho quản lý dự án là đáng kể, cùng với đó 2 ảnh hưởng của hoạt động dự án và quản lý dự án với đời sống xã hội cũng vô cùng lớn. Vì vậy hiện trạng về việc không có nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn để xử lý các xung đột trong quản lý dự án một cách tổng quan là cần được khắc phục. ó rất ít các nghiên C cứu cụ thể đề xuất tới các khía cạnh kỹ thuật như mô hình hóa xung đột, hoặc đưa ra một phương án giải quyết cụ thể cho các vấn đề này. Vì vậy, việc đưa ra phương thức giải quyết cụ thể như trong luận án đã trình bày là cần thiết cho việc giải quyết một vấn đề quan trong của quản lý dự án. Cụ thể, phương thức giải quyết trên đã áp dụng trong một số bài toán hợp xung đột điển hình của các dự án đầu tư về Công nghệ thông tin như: đấu thầu, quản lý rủi ro, thanh toán dự án, cân bằng nguồn lực. Việc ứng dụng và thử nghiệm cho thấy các vấn đề trên đã được giải quyết để tìm ra giải pháp các bên tham gia đều hài lòng.

Qua nghiên cứu, luận án đã khẳng định được một số đóng góp cơ bản đối với lĩnh vực nghiên cứu đó là: nghiên cứu thành công một mô hình dựa trên lý thuyết trò chơi, mang tên gọi là Unified Game based model, có khả năng mô hình các lớp bài toán xung - đột trong quản lý dự án. Mô hình mang đầy đủ các thông tin cụ thể, và truyền tải hiệu quả vào các thuật toán tối ưu để giải quyết bằng cách sử dụng khá niệm cân bằng Nash. Với giải pháp cân bằng Nash tìm được, sẽ đem lại một công cụ hữu ích cho người quản lý dự án và các thành viên trong việc ra quyết định liên quan tới các xung đột.

Cụ thể hơn, luận án được thực hiện những mục tiêu:

▪ Phân tích tổng quan các vấn đề xung đột tồn tại trong một dự án và các đặc điểm cầncó trong mô hình hóa. Trong phần đầu của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các mô hình hiện tại có nhiều vấn đề ở một vài đặc điểm sau như: riêng đối với bài toán trong Quản lý dự án, dù là không liên quan tới những người đại diện dự án hoặc chủ đầu tư dự án thì cũng cần phải xem xét tới lợi ích này, vì rõ ràng rằng các vấn đề riêng lẻ của dự án được giải quyết thì mục tiêu cũng là tốt cho toàn bộ dự án. Thêm nữa, các mô hình trò chơi, nơi cần sự cân bằng giữa lợi ích của người chơi, cũng là nơi sẽ xảy ra tranh chấp về lợi ích thì các mô tả, ràng buộc về tranh chấp (hoăc là xung đột) này chưa được mô tả. Vì vậy, đây là điều kiện bắt buộc của mô hình diễn giải xung đột

▪ Xây dựng mô hình chung về mô hình hóa dựa trên lý thuyết trò chơi cho tất cả các loại xung đột trong quản lý dự án, đồng thời đảm bảo rằng mô hình có thể giải quyết bằng các thuật toán tối ưu đa mục tiêu phù hợp, về việc chứng minh đảm bảo việc có thể giải quyết được mô hình, không chỉ từ các nghiên cứu, phân tích, các bài báo được công bố trong quá trình thực hiện luận án cũng cho thấy rằng kết luận trên là có cơ sở. Các dữ liệu diễn tả trong phần giới thiệu các bài toán: thanh toán dự án, quản lý rủiro, cân bằng nguồn lực và đấu thầu nhiều vòng được chuyển trọn vẹn sang dữ liệu của thuật toán

▪ Nghiên cứu cụ thể chính về các vấn đề xung đột như: đấu thầu nhiều vòng và phương pháp đối phó rủi ro. Ngoài ra có 1 số vấn đề khác như: thanh toán dự án,

Trang 24

cân bằng nguồn lực. Các vấn đề trên được chia đồng đều thành 2 loại xung đột như đã phân tích, bài toán đấu thầu nhiều vòng và thanh toán dự án có sự xuất hiện của chủ đầu tư trongxung đột. Hai bài toán còn lại là: quản lý rủi ro và cân bằng nguồn lực là các xung đột giữa các đối tượng nằm trong dự án, và theo như mô hình, cần sự xuất hiện của người chơi đặc biệt. Như vậy, các loại của xung đột được thử nghiệm đồng đều, nằm trên nhiều mảng dự án khác nhau: tài chính, đấu thầu, rủi ro và nhân sự. Có thể kết luận rằng việc thử nghiệm thuật toán do hạn chế về thời gian, tuy nhiên đã được xem xét kỹ càng

▪ Áp dụng thử nghiệmtrên một hệ thống phần mềm hỗ trợ tin cậy và đánh giá

Từ các kết quả nghiên cứu có thểkết luận là lớp các bài toán xung đột trong quản lý dự án đã được phân tích rõ ràng để đưa ra một mô hình lý thuyết trò chơi phù hợp. Mô hình Unified Game-based dựa trên các nghiên cứu về lý thuyết trò chơi và cân bằng Nash là một công cụ hữu ích trong việc tìm kiếm ra giải pháp win win của xung đột với các - đặc điểm riêng biệt sau:

▪ Mô hình bài toán thống nhất và rõ ràng

▪ Mô hình có tính bao quát với nhiều dạng xung đột trong Quản lý dự án ▪ Mô hình mang đầy đủ đặc điểm và dữ liệu về xung đột

▪ Mô hình có thể ứng dụng vào các giải thuật để tìm ra đáp án

▪ Việc giải quyết mô hình bằng thuật toán đều được thực hiện trong thời gian khả thi ngay kể cả với dữ liệu của những dự án lớn

Kiến nghị

Các hướng nghiên cứu có thể phát triển là rất rộng, đặc biệt ngay trong lĩnh vực quản lý dự án cũng có rất nhiều tiềm năng, bởi vì quản lý dự án là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng nhất. Các mục tiêu phát triển của luận án bao gồm:

▪ Nghiên cứu cần được phát triển lên với các ứng dụng trong nhiều loại xung đột khác để có thể cải tiến Unified Game based model hoàn thiện hơn-

▪ Thử nghiệm thêm với các giải thuật khác để đánh giá thêm sự phù hợp của mô hình Unified Game-based model đối với các thuật toán

▪ Tìm hiểu thêm các công cụ khác ngoài MATLAB, GAMBIT trong việc áp dụng ▪ Tìm hiểu, phát triển thêm các thuật toán phù hợp với bài toán Xung đột trong quản

lý dự án nói vào trong thư viện của phần mềm mã nguồn mở MOEA framework ▪ Tích hợp lại các phần mềm riêng rẽ trợ giúp ra quyết định cho các xung đột hiện

tại thành một hệ thống phần mềm Trợ giúp ra quyết định

▪ Các phần mềm trợ giúp quyết định riêng rẽ có thể tích hợp vào các công cụ sử dụng trong quản lý dự án, tạo ra một phần mềm quản lý dự án thông minh

Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng cần được truyền tải, công bố lên một hoặc nhiều hệ thống website về lĩnh vực lý thuyết trò chơi. Việc chia sẻ sẽ giúp cho nghiên cứu và Unified Game based model có thêm các nhận xét, phản biện từ những - nhà nghiên cứu khác để góp phần hoàn thiện hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

CT1. Trinh Bao Ngoc, Huynh Quyet Thang, Bui Duc Hung, Le Tuan Dung (2016). Modeling and Developing Project Payment Schedule Algorithm Using Genetic Algorithm and Nash

Equilibrium. Tạp chí Khoa học và Công nghệ ác Trường đại học kỹ thuật số 113 –c Năm 2016,

trang 137-143, ISSN 2354-1083 (số xuất bản bằng tiếng Anh)

CT2. Bao Ngọc Trinh, Quyet Thang Huynh, Thuy Linh Nguyen (2017). Research on Genetic

Algorithm and Nash Equilibrium in Multi-Round Procurement. In New Trends in Intelligent

Software Methodologies, Tools and Techniques, H. Fujita et al. (Eds.), IOS Press, 2017. Doi:10.3233/978-1-61499-800-6-51, pp. 51-64 Scopus and Web of Science Indexed.

CT3. Trịnh Bảo Ngọc, Huỳnh Quyết Thắng, Lê Công Thành, Lê Bá Trường Giang, Trần Quang Huy. Một hướng tiếp cận của thuật toán FICTITIOUS PLAY đối với bài toán phân bổ nguồn lực. Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ XI về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông

tin (FAIR) – Hà Nội, Ngày 9-10/8/2018, Trang 297-303, ISBN: 978-604-913-749-5

CT4. Bao-Ngoc Trinh, Quyet-Thang Huynh, Xuan-Thang Nguyen, Van-Quyen Ngo, Thanh-

Trung Vu (2018). Application of Nash Equilibrium based Approach in Solving the Risk

Responses Conflicts. Journal of Science and Technology (JST) - Le Quy Don Technical University - №. 193 (10-2018), Section on Information and Communication Technology –

Number 12 (10-2018), Pages 17-31, ISSN 1859-0209.

CT5. Bao Ngoc Trinh, Quyet Thang Huynh, Xuan Thang Nguyen (2019). Nash Equilibrium model for conflicts in project management. Journal of Computer Science and Cybernetics, ISSN: 1813-9663, V.35, N.2 (2019), 167 184; DOI 10.15625/1813-9663/35/2/13095 –

CT6. Bao Ngoc Trinh, Quyet Thang Huynh, Xuan Thang Nguyen, Phuong Chi Luong and Nguyen Khanh Ho (2019). Applying a Unified Game-Based Model in a Payment Scheduling Problem and Design of Experiments using MOEA Framework. In New Trends in Intelligent

Software Methodologies, Tools and Techniques, H. Fujita et al. (Eds.), IOS Press, 2019. Doi:10.3233/FAIA190038, pp. 55-68 Scopus and Web of Science Indexed.

CT7. Dac-Nhuong Le, Gia Nhu Nguyen, Trinh Ngoc Bao, Nguyen Ngoc Tuan, Huynh Quyet Thang, Suresh Chandra Satapathy (2020). MMAS Algorithm and Nash Equilibrium to Solve Multi-Round Procurement Problem. International Conference on Emerging Trends and Advances in Electrical Engineering and Renewable Energy (ETAEERE-2020). ISBN 978-981- 10-4762-6

CT8. Bao Ngoc Trinh, Quyet-Thang Huynh , Xuan-Thang Nguyen, Gia Nhu Nguyen, Suresh Chandra Satapathy, Shui-Hua Wang and Dac-Nhuong Le (2020). Solving Multi-Round Procurement Problem with PSO Algorithm and Nash Equilibrium Theory. Manuscript sumbitted for publication, International Journal of Computational Intelligence Systems, ISSN: 1875-6883. ISI, Q2 journal, IF=1.838.

CT9. Dac-Nhuong Le, Gia Nhu Nguyen, Harish Garg, Quyet-Thang Huynh, Trinh Ngoc Bao,

Nguyen Ngoc Tuan (in press), Optimizing Bidders Selection of Multi-Round Procurement Problem in Software Project Management Using Parallel Max-Min Ant System Algorithm, Journal of Computers, Materials & Continua. ISSN: 1546-2218. DOI:10.32604/cmc.2020. ISI, Q1, IF=4.89.

Một phần của tài liệu Áp dụng lý thuyết trò chơi và cân bằng Nash xây dựng phương pháp mô hình hóa xung đột trong quản lý dự án đầu tư công nghệ thông tin và thử nghiệm trong một số bài toán điển hình170 (Trang 25 - 27)