Tăng cường các nguồn lực cho văn hóa

Một phần của tài liệu Bài VH sua 26.3.2020 (Trang 31 - 33)

Để tăng cường nguồn lực cho văn hoá, Nghị quyết Trung ương chín Khóa XI nhấn mạnh một số nội dung sau:

Thứ nhất, về đầu tư của Nhà nước

Đầu tư văn hóa phải tương ứng với tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.

Thứ hai, về xã hội hóa

Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Thứ ba, về quản lý

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản...

Thứ tư, về thiết chế văn hóa

Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).

Thứ năm, về nghiên cứu lý luận

Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Đây là những giải pháp cơ bản, có tầm bao quát, cần phải được thực hiện đồng bộ, triệt để và thường xuyên dưới sự chỉ đạo thống nhất trong hệ thống chính trị để tạo nên sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc trong quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay.

Như vậy: Quá trình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa - xã hội Việt Nam bên cạnh những tác động tích cực thì vẫn còn rất nhiều những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ đời sống của dân tộc Việt Nam vì vậy trên cơ sở qua các kỳ Đại hội và các nghị quyết của Đảng ta đã đưa ra để xây dựng và phát triển nền văn hóa, là mỗi người dân Việt Nam bản thân mỗi người phải tự thấm nhuần được cơ sở lý luận mà Đảng ta đã xác định để định hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới đó là:

+ Hiểu về văn hóa; xây dựng, phát triển văn hóa và xây dựng phát triển con người.

+ Xác định được ba vai trò của văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

+ Khẳng định đường lối của của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hóa cũng như xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đánh giá được những tác động tích cực và tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; quá trình giao lưu hội nhập cũng như sự phát triển của khoa học, công nghệ đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa và con người hiện nay.

+ Hiểu rõ 5 Quan điểm; triển khai 6 nhiệm vụ; cũng như thực hiện 4 giải pháp của Đảng Cộng sản về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập và thực hiện thành công CNH –HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Bài VH sua 26.3.2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w