KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã cho phép nhận được các kết quả và kết luận sau:
1. Chitosan sản xuất ở dạng công nghiệp của Việt Nam sau khi cắt mạch bằng tia gamma và lọc –ly tâm bằng màng siêu lọc nhận được chitosan có khối lượng phân tử xác định và có chỉ số đa phân tán thấp phù hợp để sử dụng trong quá trình xử lý hoàn tất kháng khuẩn cho vải.
2. Bằng phương pháp trên, từ 3 loại chitosan công nghiệp (sử dụng trong nghiên cứu) có thể tạo được các phân đoạn chitosan có khối lượng phân tử
nhỏ hơn 5 kDa dễ hòa tan trong nước hoặc môi trường thường áp dụng trong quá trình hoàn tất vật liệu dệt.
3. Mặc dù 03 loại chitosan sử dụng có DD khá thấp (từ 72 77%) nhưng khả -
năng diệt khuẩn và độ bền kháng khuẩn của vải sau xử lý đều khá tốt so với các tài liệu đã công bố (sau 25 lần giặt vải vẫn còn có khả năng diệt khuẩn). 4. Về khả năng diệt khuẩn: chitosan có khối lượng phân tử càng cao thì khả
năng diệt khuẩn của vải sau xử lý càng cao. Ngay cả loại chitosan có khối lượng phân tử thấp 2,6kDa, thì chỉ cần sử dụng nồng độ 0,1%, vải bông sau xử lý cũng đạt được tỷ lệ diệt 97, 4% khuẩn Es. Coli sau 1 giờ tiếp xúc với vải.
5. Về độ bền kháng khuẩn: Vải bông xử lý với loại chitosan có khối lượng phân tử càng cao thì độ bền kháng khuẩn càng cao. Với mỗi loại chitosan, khả năng diệt khuẩn giảm dần khi số lần giặt tăng. Tuy nhiên, ngay cả với loại chitosan có khối lượng phân tử thấp 2,6kDa, chỉ cần sử dụng nồng độ 0,3% chitosan cũng cho phép nhận được vải bông sau xử lý có khả năng diệt khuẩn tới 99,8% và thậm chí sau 05 lần giặt vẫn duy trì tỷ lệ diệt khuẩn 62% .
6. Khi sử dụng các chất tạo liên kết ngang khác nhau: Vải bông xử lý kháng khuẩn bằng chitosan với chất liên kết ngang CA có khả năng diệt khuẩn, độ bền kháng khuẩn cao hơn, độ bền kéo đứt, độ hút ẩm, khả năng truyền ẩm tốt hơn. Nhưng vải xử lý với Arkofix NET lại có khả năng hồi nhầu và độ trắng tốt hơn hiện tượng này được lặp lại với cả 02 loại chitosan có MW 2,6 và 187kDa.
7. Đối với cả 02 chất liên kết ngang đều cho thấy: vải xử lý với CTS có MW 187kDa (không chiếu xạ) có khả năng kháng nhầu, độ bền kéo đứt, độ hút
ẩm, độ trắng tốt hơn. Nhưng vải xử lý với chitosan có MW 2,6kDa sau chiếu xạ lại có khả năng thoáng khí và đặc tính ngoại quan bề mặt tốt hơn.
8. Kết quả về khả năng hấp thụ thuốc nhuộm axit và hàm lượng nitơ có trên
vải bông trước và sau xử lý (phân tích hình ảnh FE SEM, lượng thuốc -
nhuộm axit hấp phụ trên vải và hàm lượng nitơ có trên vải bông), đều chứng minh cho khả năng diệt khuẩn của các mẫu vải bông sau xử lý và sau
các lần giặt có tính kháng khuẩn chính là do sự có mặt nhóm amin của chitosan trên vải.
9. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định: sử dụng chitosan Việt Nam dạng công nghiệp và các phân đoạn chitosan sau chiếu xạ và tách lọc như chất kháng khuẩn cho vải bông phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của ngành dệt may Việt Nam, cho phép nâng cao giá trị sử dụng của vải và thoả mãn về các yếu tố kinh tế, môi trường. Kết quả này cũng là cơ sở cho việc lựa chọn loại chitosan (trước chiếu xạ hay sau chiếu xạ) kết hợp với chất liên kết ngang (CA hay Arkofix NET) để đáp ứng yêu cầu khách hàng về khả năng diệt khuẩn, độ bền kháng khuẩn cũng như các tính chất cơ lý, tiện nghi và thẩm mỹ.
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Luân án có thể phát triển theo một số hướng nghiên cứu sau:
- Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng chitosan Việt Nam để triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất vải kháng khuẩn theo qui mô công nghiệp.
- Tiếp tục nghiên cứu sử dụng chitosan Việt Nam như chất kháng khuẩn cho các loại vải khác (pe/co, PET, len, tơ tằm...).
- Nghiên cứu biến tính, đưa vào mạch phân tử chitosan các nhóm chức để tạo thành chế phẩm tan trong nước, có khả năng phản ứng với mạch phân tử của
xơ bông, len .. Từ đó có thể ứng dụng chế phẩm chitosan biến tính trong các công đoạn nhuộm màu, xử lý kháng khuẩn và trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.