Tổng kết chương

Một phần của tài liệu Về mô hình nhận dạng tư thế võ dựa trên ảnh chiều sâu758 (Trang 51 - 53)

Chương này đã khái quát lại một số khái niệm, cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu uớc lượng khung xương của người trong không gian 3D. Thông thường việc ước lượng

khung xương của người trong không gian 3-D được thực hiện theo hai bước cơ bản.

Thứ nhất là ước lượng khung xương, tư thế trong không gian 2-D (trên ảnh màu, ảnh

độ sâu). Bước này được thực hiện dựa trên một ảnh, một chuỗi ảnh từ một khung nhìn

hoặc từ nhiều hướng nhìn khác nhau. Bước thứ hai là ánh xạ kết quả ước lượng trong

không gian 2-D vào không gian 3-D. Tuy nhiên mới chỉ có nghiên cứu [33] nghiên cứu

trên dữ liệu che khuất của người mà việc sinh ra nhiễu do con người thực hiện trên bộ

cơ sở dữ liệu Human 3.6M [85, 88]. Còn các dữ liệu che khuất trong hoạt động thực

tế của người là chưa có. Chương tiếp theo sẽ đi sâu vào nghiên cứu ước lượng khung

CHƯƠNG 2

ƯỚC LƯỢNG KHUNG XƯƠNG CỦA NGƯỜI TỪ DỮ LIỆU VÕ CỔ TRUYỀN TRONG KHÔNG GIAN 3-D

Khung xương của người giúp định hướng và dự đoán được các hành động của cơ

thể người trong môi trường. Trong võ cổ truyền tư thế của người được tạo ra từ tư thế

của khung xương có vai trò lớn trong xác định các tư thế trong võ thuật. Như tư thế

công, thủ trong võ thuật truyền thống. Tư thế của người bao gồm vị trí thân người,

tư thế của các chi (chân, tay) trong các tư thế võ quyết định rất lớn đến sức mạnh

của võ thuật. Như công (tấn công mạnh), thủ vững (phòng thủ vững chắc). Việc ước

lượng tư thế người đã được nghiên cứu nhiều và vẫn còn rất nhiều thách thức cả trong

không gian 2-D và 3-D, vì các hành động trong võ thuật thường là nhanh và phức tạp.

Đặc biệt có nhiều trường hợp các tư thế của các chi còn bị che khuất, do các tư thế ở

các hướng khác nhau mà cảm biến thu thập dữ liệu chỉ nhìn từ một hướng và dữ liệu

khung xương bị mất rất nhiều khi sử dụng cảm biến MS Kinect v1 để thu thập dữ liệu.

Như mô hình cho việc xây dựng hệ thống đánh giá và chấm điểm trong biểu diễn võ

thuật (các môn thể thao như thể dục dụng cụ) hay đào tạo và dạy võ thuật cổ truyền

trong các võ đường thì các tư thế võ phải chuẩn xác. Do đó việc ước lượng được chính

xác khung xương của cơ thể người là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để làm tiền

đề để khôi phục đầy đủ các khớp xương của người trong không gian 3-D.

Trong nghiên cứu khảo sát của Sarafianos CS. [83] thì có hai hướng tiếp cận để ước lượng, khôi phục khung xương trong không gian 3-D của người. Trong đó, hướng

tiếp cận xuất phát từ kết quả ước lượng khung xương 2-D sau đó chiếu sang không gian 3-D được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Để thấy được hiệu quả khi kết quả ước

lượng 2-D là tốt (sai số về khoảng cách của các điểm đại diện ước lượng được (MPJPE) là nhỏ) thì kết quả ước lượng, khôi phục khung xương trong không gian 3-D như thế

nào? Nên luận án thực hiện các nghiên cứu về ước lượng khôi phục khung xương trong

không 3-D ở chương này để khôi phục, ước lượng khung xương 3-D đầy đủ của người

trong các video võ cổ truyền phục vụ để xây dựng mô hình đánh giá, chấm điểm các

động tác võ thuật cổ truyền cho các em học sinh phổ thông từ kết quả ước lượng trên không gian 2-D.

Trong phần chương này, trước tiên luận án trình bày việc ước lượng khung xương của người trong không gian 2-D như sau: Giới thiệu (Phần 2.1.1), các nghiên cứu liên

quan (Phần 2.1.2), hướng tiếp cận về ước lượng khung xương trong không gian 2-D

(Phần 2.1.4).

Tiếp theo luận án trình bày việc ước lượng khung xương của người trong không gian 3-D gồm: Giới thiệu (Phần 2.2.1), các nghiên cứu liên quan (Phần 2.2.2), hướng

tiếp cận về ước lượng khung xương trong không gian 3-D (2.2.3). Cuối cùng, luận án

trình bày về một số minh họa ước lượng khung xương người khi bị che khuất (Phần 2.2.4).

Một phần của tài liệu Về mô hình nhận dạng tư thế võ dựa trên ảnh chiều sâu758 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)