0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

MÁY LẠN H1 CẤP THỰC HIỆN HÀNH TRÌNH KHÔ DÙNG BÌNH TÁCH LỎNG.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT LẠNH P1 PPS (Trang 29 -30 )

3.5.1 Sơ đồ nguyên lý, đồ thị, chu trình lý thuyết.

Hình 3.4: Máy lạnh 1 cấp dùng thiết bình tách lỏng.

I-Máy nén; II-Thiết bị ngưng tụ; III-Van tiết lưu; IV-Thiết bị bay hơi; V-Bình tách lỏng. 1-2: quá trình nén đoạn nhiệt, đẳng entropy ở máy nén I; 2-3: quá trình ngưng tụ đẳng áp ở thiết

bị ngưng tụ II; 3-4: quá trình tiết lưu đẳng enthalpy ở van tiết lưu III; 4-1: quá trình bay hơi đẳng áp ở thiết bị bay hơi IV;

Chu trình lý thuyết (Hình 3.4): hơi bão hòa ẩm từ thiết bị bay hơi IV đi vào bình tách lỏng V, ở bình tách lỏng các giọt lỏng bão hòa với thông số trạng thái 6 được tách ra khỏi môi chất rồi quay trở về thiết bị bay hơi. Hơi môi chất ra khỏi bình tách lỏng là hơi bão hòa khô với thông số trạng thái 1 được đưa đến máy nén, nén đoạn nhiệt, đẳng entropy theo quá trình 1-2 trở thành hơi quá nhiệt cao áp, tiêu tốn ngoại công l. Môi chất với thông số trạng thái 2 môi chất đi vào thiết bị ngưng tụ II, ngưng tụ đẳng áp theo quá trình 2-3, nhả nhiệt qk thành lỏng hoàn toàn (lỏng bão hòa khô với thông số trạng thái 3’, lỏng quá lạnh với thông số trạng thái 3). Lỏng cao áp với thông số trạng thái 3 đi đến van tiết lưu III và tiết lưu đẳng enthalpy thành hơi bão hòa ẩm hạ áp với thông số trạng thái 4. Với thông số trạng thái 4 môi chất đi vào cụm thiết bị bay hơi IV và bình tách lỏng V nhận nhiệt qo đẳng áp, đẳng nhiệt đến thông số trạng thái 1 rồi quay trở về máy nén I. Cứ thế chu trình tiếp diễn.

3.5.2 Tính toán các thông số của chu trình.

1) Công nén: l = h2 - h1.

2) Nhiệt lượng nhả ra ở thiết bị ngưng tụ: qk = h2 - h3. 3) Nhiệt lượng nhận được ở thiết bị bay hơi: qo = h1 - h4. 4) Hệ số làm lạnh:       1 2 4 1 o h h h h l q 3.5.3 Các nhận xét.

1) Chu trình máy lạnh có quá lạnh: T3<T3’ (Tql= T3-T3’; nếu Tk = const mà ta có thể quá lạnh thì công nén không thay đổi mà năng suất lạnh qo tăng lên so với chu trình không có quá lạnh một lượng qql= h3’-h3. Tuy nhiên phải thêm thiết bị quá lạnh.

2) Máy lạnh amôniăc 1 cấp làm việc theo chu trình này. Máy lạnh freon do trở lực dàn bay hơi cao nên nếu có bình tách lỏng thì không có đường xả lỏng về dàn bay hơi, lỏng gom lại bình tách lỏng sẽ bay hơi do nhận nhiệt từ môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT LẠNH P1 PPS (Trang 29 -30 )

×